Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 49 - 55)

2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

2.2.Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa XNK của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, bảo hiểm hàng hoá XNK thường bảo hiểm lô hàng hoá có giá trị rất lớn, vì vậy, tái bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Đến nay, các công ty bảo hiểm Việt Nam đã có mối quan hệ tốt đẹp và ngày càng phát triển với các nhà tái bảo hiểm uy tín, lớn mạnh trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re... nên uy tín của các nhà bảo hiểm gốc của Việt Nam ngày càng tăng, tạo được sự tín nhiệm, tin cậy của khách hàng tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng bảo hiểm hàng hoá XNK Việt Nam ta có thể theo dõi các bảng sau:

Bảng 3: Tình hình hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007

XNK bảo hiểm trong nước Số tiền (triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 2004 2652 3,19 1,2 2 2005 3244 3,80 1,17 3 2006 3962 4,26 1,07 4 2007 4770 4,62 0,97 (Nguồn Vinare)

Giai đoạn 2004 - 2007, mức tỷ lệ tăng trưởng có xu hưởng giảm dần, dù vậy, xét về con số tuyệt đối ta vẫn thấy có sự tăng trưởng về giá trị hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.

Bảng 4: Tình hình hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007

STT Năm Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước

Số tiền (triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 2004 3.205 539,0 16,8 2 2005 3.698 631,2 17,1 3 2006 4.440 721,3 16,2 4 2007 6.081 991,9 16,3 (Nguồn Vinare)

Có thể thấy tình hình tham gia bảo hiểm trong nước của hàng hoá nhập khẩu khá ổn định và có xu hướng tăng cả về mặt tuyệt đối lẫn mặt tương đối.

Nhưng ta có thể thấy tỷ lệ tham gia của hàng hoá nhập khẩu cao hơn nhiều so với tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước. Đó là do ý thức mua bảo hiểm của chủ hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, tập quán mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn nặng nề.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến cuối năm 2007, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hóa Việt nam đạt trên 688 tỷ đồng tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2006.

Bảng 5: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa năm 2007

Tên doanh nghiệp Doanh thu

(tỷ đồng) Thị phần Bảo Việt 190,97 27.75% Bảo Minh 143,58 20.86% PJICO 79,12 11.49% Bảo Long 65,68 9.54% PVI 54,90 7.98% UIC 39,36 5.72% VIA 31,98 4.65% Các công ty khác 82,71 12.02% Tổng 688,31 100.00%

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam)

Có thể thấy Bảo Việt luôn đứng đầu về doanh thu và thị phần không chỉ trong bảo hiểm hàng hoá mà trong hầu hết các ngiệp vụ bảo hiểm.

Tóm lại, mặc dù có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta.

Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

- Hoạt động XNK của nước ta đến nay chủ yếu vẫn áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.

Theo Incoterms 2000 có tất cả 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy định người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.

Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.

- Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn hạn chế nhiều so với các công ty bảo hiểm lớn và lâu đời trên quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, đến nay các công ty cũng đã lớn mạnh rất nhiều, vồn kinh doanh tăng gấp nhiều lần nhưng vẫn không thể sánh được với nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ USD. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn thấp so với đòi hỏi của thị trường và còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên

tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.

- Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.

- Hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là nguyên liệu thô, hàng gia công nên kém lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó, trong đàm phán thương mại, đối tác nước ngoài lợi dụng đặc điểm này để chỉ định hãng tàu và hãng bảo hiểm.

- Các doanh nghiệp Việt Nam thường nhập hàng hoá theo phương thức trả chậm và bên bán mua bảo hiểm trọn gói để giảm chi phí cho bên mua.

- Năm 2007 còn chứng kiến tình hình cạnh tranh gay gắt để giành quyền bảo hiểm từ các khách hàng quen thuộc cũng như những mặt hàng có tỷ lệ tổn thất cao. Cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa phải đối mặt với một thực tế là khách hàng cùng một lúc san sẻ dịch vụ cho nhiều công ty bảo hiểm khác nhau để tranh thủ việc cạnh tranh về phí bảo hiểm. Đặc biệt đối với một số công ty bảo hiểm mới ra đời khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết đến và thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm lại phải “chạy” doanh thu nên cách chào giá cạnh tranh đến mức phi kỹ thuật là gần như bắt buộc.

- Thực trạng thiếu khai thác viên có kinh nghiệm ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các công ty bảo hiểm ngày càng nhiều và việc di chuyển sang công ty khác để có vị trí cao hơn càng phổ biến. Một vài công ty thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong bảo hiểm hàng hóa nên các đơn bảo hiểm cấp ra đôi khi chưa phù hợp, lấy điều khoản của nghiệp vụ khác áp dụng cho loại hình này hay chấp nhận cấp đơn bảo hiểm hàng hóa cho các đối tượng không phải là hàng hóa vận chuyển. Cũng đã có những trường hợp môi giới tham gia “phá” thị trường bằng việc kết hợp cả bảo hiểm thân vỏ container của người chuyên chở với hàng hóa của chủ hàng rồi để các công ty bảo hiểm thiếu kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn trong thu xếp tái bảo hiểm…

- Tỷ lệ bồi thường bình quân của nghiệp vụ trong năm 2007 trên 65%. Các mặt hàng nhạy cảm như bột mì, khô đậu nành, phân bón… vẫn có tỷ lệ bồi thường rất cao do bảo hiểm rủi ro thiếu hụt qua cân. Các doanh nghiệp vẫn chạy đua nhau để có doanh thu mặc dù họ đều biết bảo hiểm cho mặt hàng này gần như chắc chắn là lỗ. Cũng có một số ít doanh nghiệp đã nhìn nhận được vấn đề và chấp nhận “bỏ thị trường”, không tiếp tục khai thác các mặt hàng này nữa.

Ngoài các mặt hàng nhạy cảm đã được các doanh nghiệp nhận biết và thông báo rộng rãi, trong năm 2007 cạnh tranh khai thác hàng sắt thép gay gắt. Đối với các lô hàng gỗ tròn nhập khẩu, năm 2006 đã có tới 4 vụ tổn thất mỗi vụ trung bình thiệt hại khoảng 400.000 USD, tuy nhiên chưa thấm tháp gì so với năm 2007 cũng với 4 vụ tổn thất nhưng tổng thiệt hại lên đến trên 42 tỷ đồng.

Nhìn chung, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa

dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính… để hội nhập thành công và cạnh tranh có hiệu quả với các công ty bảo hiểm nước ngoài, tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước.

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 49 - 55)