Kết quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 43 - 46)

1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI:

1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh:

Hình vẽ 1: Thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ quý III/2008

Theo hình vẽ 1, thị phần của PVI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 19,76% chỉ đứng sau Bảo Việt là 31,14%; đứng thứ 3 là Bảo Minh với thị phần đạt 19,29%; đứng thứ 4 là PJICO với thị phần đạt 10,54%; tổng các công ty còn lại chỉ chiếm 19,27% thị trường. Điều đó cho thấy PVI tuy là doanh nghiệp trẻ, thành lập sau Bảo Việt nhiều năm với vồn điều lệ ít hơn nhưng đã phát triển nhanh và mạnh, vươn lên đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, PVI luôn phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Kế hoạch tỷ đồng 160 170 195 215 230 1000 1900 Doanh thu thực hiện tỷ đồng 187 497 592 610 782 1300 1910 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 116, 87 292, 35 303, 59 289, 72 336, 96 130 100, 52 (Nguồn: Phòng hàng hải)

đoạn 2001-2007, ở tất cả các năm Tổng công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Doanh thu tăng trưởng dần qua các năm, ngày càng tăng trưởng cao hơn. Doanh thu giai đoạn 2001-2007 đạt 5878 tỷ VNĐ gấp 10,9 lần so với giai đoạn 1996-2000.

Năm 2006, doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch, tăng 167% so với năm 2005 – là nhà bảo hiểm có doanh thu tăng trưởng cao nhất thị trường.

Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và với kinh nghiệm trên 10 năm cung cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI là công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm quan trọng là: bảo hiểm năng lượng, xây dựng, lắp đặt tài sản. PVI đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn trong nước như: Nhà máy điện - đạm Phú Mỹ với trị giá bảo hiểm hàng triệu USD; công trình thủy điện Sơn La; thủy điện An Khê, Bản Chát; cầu Cần Thơ với giá trị bảo hiểm mỗi công trình hàng trăm triệu USD… Ngoài ra, còn bảo hiểm cho toàn bộ đội tàu của PTSC, VSP, phần lớn tàu VOSCO, BIENDONG, FALCON SHIPPING, VITRANSCHART, bảo hiểm tàu và đóng tàu của VINASHIN, bảo hiểm cho các chủ thầu nước ngoài như TECHNIC, BP, các tài sản liên doanh như HUYNDAI VINASHIN…

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ, PVI đã tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thu xếp các chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thỏa đáng. Các nhà tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm lớn trên thị trường

quốc tế như: Munich Re Co, John Swire & Sons, Zurich Insurance Group, Swiss Re, AON, Marsh, Haakon Ltd… lâu nay đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc cho mọi hợp đồng dầu khí tại Việt Nam và trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt đã ký với PVI những hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức rất lớn.

Tuy nhiên, PVI cũng vẫn đang còn một số mặt chưa hoàn thiện nên còn phải tự điều chỉnh nhiều hơn nữa để ngày càng lớn mạnh. Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nên sản phẩm dịch vụ bảo hiểm chất lượng cao mà còn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, PVI luôn tập trung đào tạo đội ngũ CBNV có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một số CBNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia. Đây là điều mà không phải công ty bảo hiểm nào tại thị trường Việt Nam cũng thực hiện được.

Với những nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, PVI đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế. Năm 2002, Tổng Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 – DVN (Det Norske Verita) - Giấy chứng nhận số HT:409.02.32 ngày 22/11/2002. Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba và vào tháng 09/2005 đã được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt. Năm 2006, khi thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, cổ phiếu PVI đã xác lập kỷ lục là cổ phiếu có giá đấu cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu PVI.

Thông tin từ Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 tổ chức ngày 16/4, kết thúc năm tài chính 2008, hầu hết các chỉ tiêu của PVI đều tăng trưởng, đưa công ty này trở thành nhà bảo hiểm lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và dẫn đầu thị trường bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản – kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và tái bảo hiểm.

Vốn chủ sở hữu năm 2008 của PVI đạt 2.284 tỷ đồng, tăng trưởng 31% lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tổng tài sản đạt 4.918 tỷ đồng tăng trưởng 10%. Tổng doanh thu là 2.731,57 tỷ đồng tăng trưởng 40%, lợi nhuận đạt 171,7 tỷ đồng giảm 31% so với năm 2007. Các quỹ dự phòng 658 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2007.

Năm 2008, PVI cũng đã đầu tư gần 156,4 tỷ đồng vào công ty liên kết, trong đó đầu tư vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển PVI gần 72,4 tỷ đồng, và Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm Dầu khí 84 tỷ đồng. Ngoài ra, PVI còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, tham gia bảo hiểm các công trình dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Angierie, Malaysia, Venezuela, Ecuado….

Ngày 22/9/2008, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã được Tổ chức Standard & Poor's - hãng định mức tín nhiệm danh tiếng thế giới lựa chọn vào danh sách 5 cổ phiếu có giá trị hoá và tính thanh khoản cao nhất thị trường Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định các bước đi và định hướng của tập thể lãnh đạo PVI đưa ra là hoàn toàn đúng đắn.

Đặc biệt, tính đến 15/4/2009 tổng doanh thu của PVI đạt 1000 tỷ đồng, bằng doanh thu của cả năm 2005. Kế hoạch doanh thu năm 2009 là 3.006 tỷ đồng. Đây là một trong những sự kiện lớn trên thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính vẫn còn nhiều bất ổn.

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 43 - 46)