Điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 26 - 29)

Ngoài các điều kiện bảo hiểm theo ICC 1982, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang áp dụng các điều kiện bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông, đường hàng không.

Nội dung các điều kiện bảo hiểm:

- Trừ các thoả thuận riêng, trong cả 3 điều kiện bảo hiểm đều áp dụng các rủi ro loại trừ chung sau:

 Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra bởi:

 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa...

 Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển và áp dụng điều kiện bảo hiểm A);

 Những người đình công, những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, náo loạn hoặc bạo động gây ra;

 Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;  Có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ;

 Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng, không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn nếu người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ biết về trạng thái đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá;  Việc chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ hoặc không thích hợp và do

việc xếp hàng hỏng lên tàu;

 Hàng hoá bị hao mòn tự nhiên hoặc hao hụt thông thường;

 Những khoản do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều khiển tàu do thiếu thốn tài chính gây ra;

 Xếp hàng quá tải, sai quy cách, không đảm bảo được an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển.

 Những mất mát, hư hại hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất riêng của loại hàng hoá được bảo hiểm;

 Thiệt hại do chủ tâm hành động sai lầm của bất kỳ người nào gây ra (trừ khi mua bảo hiểm theo điều kiện A)

- Điều kiện bảo hiểm C:

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm với:

 Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

 Cháy hoặc nổ;

 Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

 Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể bên ngoài không kể nước;

 Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh.

 Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

 Hy sinh TTC;  Ném hàng khỏi tàu.

 Hàng hoá bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

 Các tổn thất và chi phí sau:

 TTC và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và/ hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành;

 Những chi phí và tiền công hợp lý nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để đòi bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ 3 nào khác, với điều kiện những khoản chi này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm;

 Những chi phí hợp lý cho công tác dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc hành trình hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc HĐBH;

 Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định tổn thất mà thuộc trách nhiệm người bảo hiểm;

 Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong hợp đồng vận chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện bảo hiểm C có thể áp dụng cho hàng hoá xếp trên boong tàu phù hợp với tập quán thương mại.

Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm các rủi ro phụ như:

 Rủi ro trộm cắp, rủi ro không giao hàng;

 Hư hại do nước mưa, nước ngọt, do đọng hơi nước và hấp hơi nóng;

 Va đập phải hàng hoá khác;

 Vỡ, cong, bẹp, móp méo;

 Rò rỉ, thiếu hụt hàng hoá... - Điều kiện bảo hiểm B:

Bao gồm điều kiện C và mở rộng thêm:  Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh;

 Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào phương tiện vận chuyển, nơi chứa hàng;

 TTTB nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.

Trong điều kiện này, người được bảo hiểm cũng có thể mua các rủi ro phụ giống điều kiện C nhưng không được mua bảo hiểm cho hàng xếp trên boong tàu.

- Điều kiện bảo hiểm A:

Đây là điều kiện bảo hiểm rộng nhất nên không cần mua bảo hiểm rủi ro phụ như điều kiện B và điều kiện C.

Đối với điều kiện A, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những rủi ro loại trừ chung.

Điều kiện bảo hiểm A cũng không áp dụng cho hàng hoá xếp trên boong tàu.

Một phần của tài liệu Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI (Trang 26 - 29)