Quản lý hợp đồng sau đấu thầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ (Trang 90 - 92)

Sau khi kết thúc quá trình đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu ký kết và triển khai hợp đồng là công việc cấp thiết. ỔỔBên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng bao gồm: quản lý về chất lượng, tiến độ của công việc, khối lượng và quản lý giá hợp đồng, quản lý về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ, quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồngỖỖ, điều này được qui định rất rõ trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của bộ Xây dựng V/v Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng [ 27 ]. Việc quản lý hợp đồng sau đấu thầu vô cùng quan trọng để quản lý tốt hơn dự án, bao gồm các công việc sau:

+ Tăng cường công tác quản lý dự án, tiến độ thi công đảm bảo, giám sát quản lý chặt chẽ đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình thi công.

+ Kiểm soát chặt chẽ hạn chế phát sinh làm tăng khối lượng của công trình thi công. + Công trình làm đến đâu quyết toán hoàn thiện thủ tục thanh toán theo khối lượng thi công đã hoàn thành.

Tăng cường công tác giám sát nhà thầu thi công. ngoài tư vấn giám sát tại hiện trường, Ban quản lý cử cán bộ kỹ thuật của Ban theo dõi để nắm chắc tiến độ diễn biến của quá trình thi công của nhà thầu, để cùng phối hợp với tư vấn giám sát và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình thi công.

cáo đầu tư, phải lựa chọn phương án xây dựng tối ưu trong điều kiện địa chất, địa hình phù hợp, đồng thời giảm thiểu tối đa việc di dời giải phóng mặt bằng với sự tham gia đóng góp tắch cực của cộmg đồng dân cư, người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, phải tham gia và hiến đất cho dự án. Đây là nguyên tắc chỉ đạo mà các tư vấn chuẩn bị Báo cáo đầu tư của dự án trong giai đoạn II đang triển khai thực hiện.

Sang giai đoạn thi công xây dựng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong quá trình theo dõi quản lý dự án phải nghiên cứu hiện trường, kiên quyết không giải quyết bất kỳ đề xuất nào từ phắa tư vấn và nhà thầu nếu đề xuất đó không thật sự cần thiết.

Hiện tại các công trình đầu tư nâng cấp do Ban quản lý làm chủ đầu tư đang được Công ty tư vấn trong nước và quốc tế có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm giám sát, quản lý tốt chất lượng thi công xây lắp, để quản lý đảm bảo chất lượng công trình.

Thường xuyên thực hiện công tác giám sát đánh giá các công trình và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định, thời gian báo cáo đảm bảo theo quy định tại thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư, và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chắnh phủ về quản lý chi phắ đầu tư xây dựng công trình, qui định rõ ỔỔChủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phắ đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụngỖỖ [ 20 ]. Phối hợp với các ban ngành liên quan xem xét tình hình cụ thể của từng công trình để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong việc thi công công trình theo hợp đồng. Để nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu cần phải tuân theo ỘQuy định và chỉ dẫn kỹ thuậtỢ là một tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cụ thể và chi tiết của từng gói thầu để làm căn cứ: (1) cho tư vấn giám sát và chủ đầu tư giám sát chất lượng, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu công trình hay dự án; (2) cho nhà thầu triển khai lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ đấu thầu bao gồm cả bản vẽ, giải pháp thực hiện, biện pháp kỹ thuật, thiết kế công nghệ, quy trình công nghệ, phòng thắ nghiệm hiện trường, biện

pháp kiểm soát và tự đảm bảo chất lượng thi công; (3) cho cơ quan đơn vị tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo trì khai thác công trình.Ợ [25, Tr 5].

Quyết toán gọn công trình đã hoàn thành:

Việc quyết toán phải đảm bảo tuân theo các qui định hiện hành của nhà nước và các điều ước quốc tế của nhà tài trợ đã được qui định tại Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chắnh: ỔỔĐối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài (vốn do nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các Chắnh phủ....) khi hoàn thành thực hiện quyết toán theo thông tư này và các qui định liên quan của Điều ước quốc tế.ỖỖ[ 29 ]

Thông qua quyết toán nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất hiệu quả đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, đồng thời từ đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư.

Sản phẩm dự án đầu tư nâng cấp được xã hội thừa nhận hay không chắnh là việc công trình đó đưa vào sử dụng khai thác và thực hiện quyết toán đúng tiến độ. Dự án nâng cấp đô thị Nam Định tại khu vực phường Văn Miếu, thực hiện thắ điểm trong giai đoạn I đã hoàn thành thi công, đưa vào khai thác sử dụng các công trình: Nâng cấp hệ thống cống thoát nước tuyến đường Văn Cao (gói thầu CP3); Hạ tầng khu tái định cư Trầm Cá (Gói thầu RCP12); Hệ thống giao thông, thoát nước khu tập thể máy Dệt (gói thầu CP4) và nâng cấp các tuyến đường nhánh khu tập thể Dệt Lụa (gói thầu CP5) đã giải quyết tốt về thoát nước không ngập lụt trong mùa mưa, của cộng đồng dân cư, đặc biệt hai khu tập thể Máy Dệt và khu tập thể Máy Tơ, hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng cách đây trên 30 năm xuống cấp nghiêm trọng. Việc thanh toán gọn các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kịp thời phát huy hiệu qủa xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ (Trang 90 - 92)