Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu tại Dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ (Trang 68 - 71)

thị Nam Định

* Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu:

- Chất lượng các công trình xây dựng và nâng cấp các hạng mục của dự án và tiến độ thực hiện các gói thầu chưa đảm bảo, kinh phắ thực tế một số hợp đồng cao hơn giá trúng thầu.

- Chất lượng thiết kế của nhà thầu thiết kế giai đoạn I không cao. Vấn đề khảo sát xây dựng không sát thực tế dẫn đến việc không thể thi công được, việc thiết kế thoát nước không tắnh đến việc đảm bảo kết nối tiêu thoát cho toàn hệ thống. Thiết kế cống thoát nước dưới đường giao thông lại sử dụng tấm đan mặt cống không đảm bảo an toàn vì tải trọng xe cộ. Hầu hết các gói thầu đều phải chỉnh sửa lại thiết kế đã gây tốn kém tiền của và thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây lắp.

Một số nhà thầu còn áp dụng một cách dập khuôn cứng nhắc, lợi dụng những sơ hở và qui định chưa chặt chẽ của Nghị định 111/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu để gây ra tiêu cực trong quá trình đấu thầu.

Ban quản lý dự án đã chú trọng đến việc đảm bảo tắnh khả thi của các dự án, công trình xây dựng sau khi đấu thầu. Chắnh vì vậy, Ban quản lý dự án đã chú trọng đến việc rà soát năng lực của các nhà thầu tham dự thầu. Và hơn thế nữa đã rất xem trọng đến khả năng thực hiện công trình, dự án của các nhà thầu cả trên sổ sách, hồ sơ và trên thực địa. Do đó, có một số nhà thầu đã đảm bảo thực hiện gói thầu như đã cam kết. ỘHiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua các cuộc đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu cũng phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo giá trúng thầu không được vượt giá dự kiến (giá gói thầu).Ợ[1,tr 5].

Tuy nhiên, chất lượng một số công trình nâng cấp sau khi thực hiện còn thấp. Nhiều công trình tiến độ thực hiện còn chậm, trong đó có dự án chậm đến 21 tháng. Kinh phắ thực hiện nhiều công trình xây dựng thực tế lớn hơn giá trị trúng thầu. Đó có thể là do khi chuẩn bị phần kỹ thuật của hồ sơ mời thầu chuẩn bị chưa chắnh xác, khi đấu thầu phương án do một số nhà thầu đưa ra chưa được thực sự khả thi. Đến khi xét thầu, bên mời thầu đã chưa xem xét kỹ, dẫn đến hiện tượng bỏ sót chưa đánh giá đúng thực lực hoàn thành công trình của nhà thầu, đã trao cho họ quyền thực thi gói thầu. Vì vậy đến khi triển khai phải thay đổi biện pháp thi công, việc chậm tiến độ, chi quá mức dự kiến ban đầu khó khắc phục được.

- Trên thực tế tiến độ bị chậm không do lỗi chủ quan của nhà thầu. Chẳng hạn như công tác giải phóng mặt bằng của Ban quản lý dự án kéo dài, hay trong quá trình thực hiện dự án, do nhiều lý do khác nhau, cơ quan tư vấn thiết kế thay đổi phải bổ sung khối lượng, thay đổi biện pháp thi công cho phù hợp với thực tế. Tiến độ dự án bị chậm cũng đồng nghĩa với việc nhà thầu "thiệt đơn, thiệt kép": vừa phải chịu thêm lãi vay ngân hàng, vừa phải chịu những chi phắ phát sinh do máy móc, thiết bị đã tập kết "đắp chiếu" chờ đợi, tiền lương cho lực lượng công nhân, kỹ sư "ngồi không" tại công trường.

- Khó khăn liên quan đến Ban quản lý dự án: Bộ máy tổ chức và năng lực của các Ban quản lý dự án nhìn chung vẫn còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ, thể hiện ở các điểm sau:

+ Năng lực điều hành chưa chuyên nghiệp.

+ Năng lực phối hợp, làm việc với tư vấn còn hạn chế (ngoại ngữ, nghiệp vụ ). Điều này làm cho hiệu quả công việc tư vấn không cao; hồ sơ trình duyệt phải trình bổ sung, điều chỉnh nhiều lần.

- Cán bộ của Ban quản lý dự án và các Sở ngành liên quan chưa được đào tạo bài bản về quản lý dự án ODA.

- Công việc của Ban quản lý dự án đòi hỏi cán bộ có năng lực cao, nhưng với mức lương thấp và thời gian làm việc tại các Ban quản lý không kéo dài lâu (Ban quản lý dự án sẽ kết thúc hoạt động và giải tán khi dự án hoàn thành. Các nhân viên

của Ban quản lý không bảo đảm được bố trắ công tác mới) đã không hấp dẫn những nhân viên có năng lực tốt vào làm việc ổn định, lâu dài.

* Những tồn tại do cơ chế:

- Cơ chế chắnh sách của Chắnh phủ chưa đồng bộ và kịp thời tháo gỡ cho chủ đầu tư và nhà thầu. Đặc biệt là cách tắnh tiền lương thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài. Về dự toán của các gói thầu tư vấn quốc tế do chuyên gia tư vấn quốc tế độc lập xây dựng trong đó lương cho chuyên gia nước ngoài từ 17.000USD - 19.000USD người/tháng. Do chi phắ định mức tiền lương áp dụng cho chuyên gia nước ngoài chưa có hướng dẫn cụ thể UBND thành phố Nam Định đã có văn bản số 885/TTr- UBND ngày 30/9/2005 trình Viện kinh tế Bộ xây dựng đề nghị thẩm định dự toán cho 3 gói thầu tư vấn quốc tế. Viện đã có văn bản trả lời số 907/VKT8 ngày 02/12/2005, mức lương cho chuyên gia nước ngoài từ 5.000USD-12.000USSD người/tháng. Ngân hàng thế giới khuyến nghị trong thư gửi ngày 23 tháng 6 năm 2005 dự toán của gói thầu CP10 là 8% tổng chi phắ đầu tư xây dựng Trạm bơm, tương đương: 631.794 USD. Giá trị gói thầu đã duyệt theo quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu là 356.238 USD. Đề xuất tài chắnh của tất cả các nhà thầu đều vượt giá trị dự toán được phê duyệt. Cho đến tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chắnh phủ mới ban hành quy chế thuê tư vấn nước ngoài Ộ Mức tiền lương cơ bản của chuyên gia và các khoản chi phắ tắnh theo tiền lương cơ bản của chuyên gia căn cứ theo báo cáo kết quả hoạt động tài chắnh của tổ chức tư vấn đã được kiểm toán hoặc căn cứ mức tiền lương của chuyên gia trong các hợp đồng thuê chuyên gia đã thực hiện trong phạn vi 03 năm gần nhất.Ợ [ 24 ]

- Phương thức thực hiện hợp đồng là quan trọng khi thực hiện đấu thầu, nhất là khi lập hồ sơ mời thầu. Việc xác định hình thức của hợp đồng đơn giá, hợp đồng điều chỉnh giá, hợp đồng cố định và hợp đồng theo thời gian đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu. Đối với hợp đồng có điều chỉnh giá theo mẫu của Ngân hàng thế giới hệ số điều chỉnh giá là chỉ số lạm phát tiêu dùng CPI phát hành hàng tháng của Tổng cục thống kế. Việc tắnh toán theo hệ số này đối với tình hình hiện nay khi giá một số vật tư chủ yếu đặc biệt là giá xăng dầu và giá thép tăng cao và nhanh hơn nhiều so với chỉ số CPI đã làm cho nhà thầu thiệt thòi, thua lỗ nặng. Cụ thể gói thầu CP9 và CP11

xây dựng trạm bơm Quán Chuột là một công trình sử dụng lượng thép lớn (CP9 hơn 900 tấn, CP11: trên 400 tấn), trong khi chỉ số CPI tăng 20% thì giá thép thực tế tăng 70%, như vậy không đáp ứng được tốc độ trượt giá của thị trường.

Mặt khác các hợp đồng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, Chắnh phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản như: Văn bản số 164/Ttg-CN ngày 29/1/2008 về việc điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói, số 546/TTg-KTN ngày 14/04/2008 về việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng. Bộ xây dựng có các thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 và số 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008 về hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình và điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Theo đó một số vật liệu xăng dầu sắt thép các loại được điều chỉnh theo giá thị trường. Như vậy, cơ chế điều chỉnh giá giữa 2 nguồn vốn ngân sách và vốn ODA có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ (Trang 68 - 71)