Khái niệm về hiệu lực của các kiến nghị kiểmtoán

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 140 - 141)

- Ph−ơng án thứ ha

5. Nội dung của đề tà

1.1.2. Khái niệm về hiệu lực của các kiến nghị kiểmtoán

Hiệu lực kiến nghị thể hiện trên: hiệu quả hoạt động, hiệu lực mà kết quả hoạt động đem lại và hiệu năng của bộ máy quản lý.

KTNN muốn trở thành một công cụ hữu hiệu và quan trọng trong kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, một công cụ mạnh của Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam thì một trong những vấn đề đầu tiên phải chú trọng là nâng cao hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Vậy thuật ngữ hiệu lực là gì ?

Đại từ điển bách khoa Nhà xuất bản giáo dục đã nêu: một hiệu lực bao gồm 2 nội hàm: một là chỉ Tác dụng đích thực ( nh− hiệu lực của lời nói, hoặc thuốc này rất có hiệu lực), hai là chỉ giá trị thi hành của một văn bản, một quyết định.

Nh− vậy, thuật ngữ hiệu lực chỉ khả năng thực thi, tác dụng có thật và cụ thể của lời nói, kiến nghị, kết luận; nói nh− vậy cũng có nghĩa là: hiệu lực là một hiện thực, là kết quả cụ thể mà kết luận, kiến nghị đ−a lại, làm cho đời sống hiện thực bị tác động và phát triển theo chiều h−ớng tích cực hơn

Hiệu lực đã hàm ý cải tạo, thay đổi; cách tân hiện thực.

Kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của KTNN sẽ có hiệu lực khi nó h−ớng vào sự khẳng định và tôn vinh cái đúng, tôn vinh những quan hệ tài chính lành mạnh, phê phán những vi phạm, sai sót, chỉ ra cách cải tiến, đổi mới, theo chiều h−ớng tiến bộ. Kết luận, kiến nghị của KTNN sẽ tỏ rõ hiệu lực khi nó giúp tăng c−ờng kỷ luật tài chính, xây dựng nền nếp quản lý khoa học và củng cố trật tự, kỷ c−ơng trong quản lý và điều hành nền tài chính công.

Hiệu lực kiến nghị của KTNN xác lập giá trị của KTNN đối với nền kinh tế và thể hiện trên các tiêu chí sau:

- Khẳng định giá trị pháp lý và khẳng định quyền lực của cơ quan KTNN cũng nh− kết quả hoạt động của cơ quan này trong thiết chế nhà n−ớc pháp quyền, nhà n−ớc dân chủ, nhà n−ớc do dân và vì dân;

- Xác lập và tăng c−ờng điạ vị pháp lý của cơ quan KTNN;

- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN, nâng cao chất l−ợng các cuộc kiểm toán và hoạt động của KTNN;

- Thông qua việc thực hiện kiến nghị của KTNN để bảo đảm các nguồn lực tài chính công đ−ợc quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả hơn; ngăn chặn các tệ nạn tiêu cực trong việc sử dụng tài chính công nh− tham ô, lãng phí, sử dụng sai mục đích, không tuân thủ pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến tài chính công.

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)