Giải pháp xây dựng qui trình kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà n−ớc

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 112 - 114)

- Thứ Sáu: Công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện

3.3.5.Giải pháp xây dựng qui trình kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà n−ớc

Sự cần thiêt phải có giai đoạn kiểm toán việc thực hiện các kiến nghị trong qui trình của KTNN

Đối với tổ chức kiểm toán độc lập (loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán theo nhu cầu của thị tr−ờng) quy trình một cuộc kiểm toán gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán; tổ chức thực hiện kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán và lập th− quản lý. Sau khi bàn giao báo cáo kiểm toán và Th− quản lý cho đơn vị đ−ợc kiểm toán coi nh− đã kết thúc hợp đồng kiểm toán. Các kiến nghị, t− vấn của kiểm toán viên đối với đơn vị đ−ợc kiểm toán, lãnh đạo của đơn vị đó có tiếp thu hay không, không liên quan đến kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập.

Ng−ợc lại, KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập cao nhất của Nhà n−ớc, với mục đích cuối cùng là bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài chính công ở mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích và tuân thủ pháp luật. Do đó, quy trình kiểm toán của KTNN không dừng lại ở việc lập báo cáo đ−a ra kiến nghị mà còn phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của mình đ−ợc thực hiện nh− thế nào? nhằm thoả mãn mục đích đặt ra đối với hoạt động kiểm toán của KTNN.

Mặt khác, xét trên tất cả các khía cạnh về vai trò, địa vị pháp lý của KTNN cho đến hiệu năng, hiệu lực hoạt động của KTNN có đạt đ−ợc yêu cầu đặt ra hay không tựu trung lại ở điểm cuối cùng là kiến nghị của KTNN đối

với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính công có đ−ợc tôn trọng thực hiện hay không?.

Hơn nữa việc quy trình kiểm toán của KTNN cần phải có giai đoạn thứ t− chính là nhằm thực hiện hiệu lực các kiến nghị của KTNN và điều này cũng đồng nghĩa với việc các sai phạm trong hoạt động quản lý sử dụng tài chính công nh−: tham ô, lãng phí, sử dụng sai mục đích, không tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức liên quan có đ−ợc ngăn chặn và loại trừ hay không?

Không những thế nhờ có giai đoạn thứ t− thì kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNN mới có cơ sở xác định cá nhân, tổ chức nào không thực hiện; thực hiện không đầy đủ; lý do mà họ đ−a ra có hợp lý không, để từ đó có đ−ợc các hành vi tiếp theo: nh− đề nghị cấp trên của các cá nhân, tổ chức liên quan đó thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết; đề nghị cơ quan chức năng nh− công an, Viện kiểm sát ... điều tra, xử lý các sai phạm; kiến nghị tiếp theo đối với Chính phủ, Quốc hội về các vấn đề quan trọng hoặc công khai tr−ớc công chúng nếu thấy cần thiết.

Kiến nghị xây dựng qui trình kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNN

- Ph−ơng án thứ nhất

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi không đề cập cụ thể quy trình kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của KTNN. Tuy nhiên, để thực hiện giai đoạn bốn của quy trình kiểm toán, các nội dung cơ bản của qui trình này cần đ−ợc chia thành ba giai đoạn nh− sau:

1) Giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch

- Trong giai đoạn này, bộ phận tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN hoặc bộ phận chuyên môn theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của KTNN đã đ−a ra trong tất cả các báo cáo kiểm toán của các cuộc đã thực hiện xác định những kiến nghị nào đã thực hiện; kiến nghị nào ch−a đ−ợc thực hiện hoặc thực hiện ch−a đầy đủ, xem xét những lý do mà cá nhân hay tổ chức thực hiện kiến nghị của KTNN nêu ra, lý giải cho việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ có xác đáng, có hợp lý hay không?

- Lựa chọn các kiến nghị ch−a thực hiện hoặc thực hiện ch−a đầy đủ không có lý do xác đáng để tiến hành kiểm tra.

- Lập kế hoạch và ch−ơng trình cho quá trình kiểm tra các kiến nghị đ−ợc lựa chọn.

- Thành lập Đoàn kiểm tra theo quyết định của Tổng KTNN.

2) Giai đoạn thực hiện việc kiểm tra

- Theo kế hoạch, ch−ơng trình đã vạch ra, Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra đối với từng kiến nghị theo các tiêu chí đã vạch ra.

- Điều tra, xác minh về các vấn đề ch−a rõ, ch−a thoả mãn trong báo cáo của đơn vị, cá nhân đ−ợc kiểm tra hoặc là vấn đề trọng yếu mà kiểm toán viên quan tâm.

3) Lập Báo cáo

- Tổ chức đánh giá kết quả kiểm tra,

- Lập báo cáo kiểm tra và đ−a ra kiến nghị xử lý tiếp theo nếu cần.

Tr−ờng hợp KTNN không tổ chức bộ phận chuyên môn hoặc bộ phận tổng hợp chung của toàn ngành, để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra các kiến nghị của KTNN nh− hiện nay thì công việc này giao cho từng KTNN chuyên ngành và KTNN các khu vực thực hiện. Để thực hiện việc kiểm tra các kiến nghị một cách có hiệu quả nhất thiết KTNN phải xây dựng quy trình cụ thể, đồng thời phải có văn bản pháp lý quy định hiệu lực xử lý các sai phạm của KTNN đ−ợc nêu ra trong các baó cáo kiểm toán hoặc trên văn bản riêng về kiến nghị xử lý sai phạm của KTNN.

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 112 - 114)