Điều kiện về tổ chức, cơ chế hoạt động đối với bản thân cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 125 - 128)

- Ph−ơng án thứ ha

3.4.1.Điều kiện về tổ chức, cơ chế hoạt động đối với bản thân cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc

Nâng cao chất l−ợng kiểm toán và nâng cao giá trị thực sự các kiến nghị của KTNN tr−ớc hết phải dựa vào chính bản thân nội lực của KTNN. Nếu chất l−ợng các cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, các kiến nghị , kết luận kiểm toán đ−a ra xác đáng thì vấn đề hiệu lực các kiến nghị đó sẽ đ−ợc công nhận và tôn trọng thực hiện một cách hiển nhiên.

Hiện nay xã hội đã có nhận thức khá đúng đắn về các kiến nghị của KTNN trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ tài chính công nói riêng. Quốc hội, Chính phủ cho đến các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà n−ớc đã có sự đánh giá cao những kiến nghị, đặc biệt là báo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2003 vừa qua của cơ quan KTNN và đang tạo điều kiện để mở rộng hoạt động và phát triển cơ quan này. Bên cạnh đó Đảng đã xác định rõ trách nhiệm rất lớn của KTNN trong công cuộc xây dựng nền kinh tế và trong cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí trong các hoạt động tài chính công.

Nh− vậy, các nhân tố bên ngoài đã có những tác dụng hỗ trợ rất to lớn đối với việc nâng cao hiệu lực các kiến nghị của cơ quan KTNN. Tuy nhiên nh− chúng tôi đã đề cập ở trên, yếu tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu lực các kiến nghị của cơ quan KTNN tr−ớc hết là chất l−ợng kiểm toán của cơ quan này cao hay thấp. Các kết luận và kiến nghị của KTNN có đáng tin cậy không? chính bản thân cơ quan KTNN đã thấy thoả mãn với các kiến nghị đó ch−a? muốn vậy cơ quan này phải có sự tự hoàn thiện không ngừng về mặt. tổ chức, cơ chế hoạt động:

Về tổ chức: Chúng tôi cho rằng cơ quan KTNN cần hoàn thiện về tổ chức theo các định h−ớng sau:

- Bộ máy tổ chức, các vụ KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực phải hoàn thiện và phát triển theo h−ớng, duy trì đ−ợc tính độc lập, sự chuyên môn hoá và đặc biệt là phù hợp với chu trình của ngân sách và sự phân cấp ngân sách theo luật NSNN.

- Các vụ KTNN phải lấy vai trò kiểm toán viên làm hạt nhân để đổi mới việc bố trí nhân lực. Hiện nay việc tổ chức các KTNN chuyên ngành theo các phòng còn mang tính chất hình thức và trên thực tế không có hiệu quả. Nên chăng hình thành cơ chế chuyên viên kiểm toán, đảm trách các công việc chuyên môn hoặc một số lĩnh vực hoạt động nhất định của tài chính công, để tăng c−ờng tính độc lập cho các kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán. Mạnh dạn gia tăng quyền hạn và tăng trách nhiệm đối với các kiểm toán viên. Chúng tôi cho rằng đây chính là điểm then chốt nhất hiện nay để nâng cao chất l−ợng các cuộc kiểm toán và nâng cao hiệu lực các kiến nghị của KTNN. Cơ quan KTNN cần duy trì sự kiểm soát trực tiếp đối với các kiểm toán viên, nhất là kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp.

- Tổ chức các KTNN khu vực cần có sự hoàn thiện lại về bố trí nhân sự, nên thay đổi cơ chế tổ chức bố trí theo phòng chuyển sang bố trí theo cơ chế quản lý theo chuyên viên, lấy kiểm toán viên làm hạt nhân để đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động. Cũng nh− các kiểm toán chuyên ngành các kiểm toán viên phải đ−ợc tăng c−ờng quyền hạn và trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán.

Trên ph−ơng diện chung cơ quan KTNN hiện nay đang hình thành các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực là khá phù hợp để duy trì tính độc lập cao của cơ quan KTNN. Nh−ng vẫn không đảm bảo đ−ợc tính độc lập cho các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Các đơn vị thuộc phạm vi của KTNN không đ−ợc theo dõi liên tục gây khó khăn lớn cho việc giám sát và kiểm toán hàng năm của KTNN. Mỗi năm thực hiện kiểm toán một đơn vị nào đó thì

phải thực hiện nh− kiểm toán năm đầu tiên. Điều này gây tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho các cuộc kiểm toán của KTNN.

Xây dựng một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ năng lực chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế hoạt động, với tính chất là công cụ kiểm toán, kiểm soát vĩ mô của Nhà n−ớc, KTNN cần hoàn thiện cơ chế hoạt động trên các mặt:

Việc tổ chức các Đoàn KTNN nh− hiện nay mang dáng dấp là tổ chức một đoàn cán bộ thanh tra, hơn là kiểm toán. Tính chất trọng yếu của phạm vi kiểm toán đ−ợc xác định một cách khá đơn giản. Chủ yếu dựa vào tiêu thức "quy mô lớn", các đơn vị đ−ợc lựa chọn để kiểm toán là đơn vị có số thu, chi ngân sách cao, các doanh nghiệp Nhà n−ớc có doanh thu lớn hoặc kiểm toán theo sự luân chuyển hàng năm.

Hình thành một cách đầy đủ các quy trình chuẩn mực kiểm toán để làm cơ sở cho các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán và để kiểm soát hoạt động của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Các quy trình và chuẩn mực của KTNN hiện nay trong b−ớc đầu đã phát huy tác dụng khá to lớn trong hoạt động của KTNN, nh−ng theo yêu cầu đặt vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần phải có sự hoàn thiện và tăng c−ờng tính pháp lý đối với các quy trình chuẩn mực kiểm toán của KTNN. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện quy trình lập báo cáo kiểm toán ở từng khâu đây là vấn đề nổi cộm, cần phải giải quyết ngay. Chúng tôi cho rằng các báo cáo kiểm toán của KTNN là tổng hợp các kết quả kiểm toán. Chất l−ợng của các báo cáo kiểm toán thể hiện chất l−ợng về hoạt động kiểm toán, phản ánh về trình độ năng lực của kiểm toán viên, cần phải có một tổ chuyên gia kiểm tra và đánh giá về các báo cáo kiểm toán này. Có nh− vậy các báo cáo kiểm toán cuối cùng do Tổng KTNN ký đ−ợc phát hành mới đạt đ−ợc yêu cầu mong muốn và nâng cao đ−ợc uy tín của cơ quan KTNN, các kiến nghị của KTNN mới thực sự có hiệu lực.

Bản thân cơ quan KTNN do tính chất và đặc thù của ngành, vấn đề đảm bảo kinh phí đầy đủ cho các hoạt động kiểm toán, giảm dần tiến tới có thể tự chủ đ−ợc kinh phí, không phải nhờ vả các đơn vị đ−ợc kiểm toán là một vấn

đề lớn hiện nay, để bảo đảm tính độc lập cho cơ quan KTNN. Nhà n−ớc có chế độ đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, kiểm toán viên KTNN. Có thể cho phép ngành KTNN đ−ợc trích một tỷ lệ % thích hợp trên tổng số thu hồi cho NSNN hàng năm theo kết quả kiểm toán để bổ sung kinh phí hoạt động, đầu t−, mua sắm trang thiết bị và khuyến khích vật chất đối với cán bộ, công chức, kiểm toán viên KTNN.

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 125 - 128)