Giải pháp về qui định rõ các chế tài xử lí đối với các sai phạm đ−ợc phát hiện trong quá trình kiểm toán của KTNN

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 109 - 112)

- Thứ Sáu: Công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện

3.3.4.Giải pháp về qui định rõ các chế tài xử lí đối với các sai phạm đ−ợc phát hiện trong quá trình kiểm toán của KTNN

Nh− chúng tôi đã trình bày ở trên, nâng cao địa vị pháp lý của KTNN trong cơ cấu Nhà n−ớc trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết. Vì sao cho đến nay địa vị pháp lý của KTNN ch−a đ−ợc nâng cao. Các kiến nghị của KTNN đối với các sai phạm phát hiện trong các cuộc kiểm toán của KTNN ch−a đ−ợc các cấp có thẩm quyền tôn trọng thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân về những vấn đề ngày có thể chia làm 3 loại:

Thứ nhất, sự ra đời của cơ quan KTNN ở Việt Nam cũng nh− hoạt động của cơ quan này hoàn toàn mới mẻ ch−a có tiền lệ trong các hoạt động của các cơ quan Nhà n−ớc Việt Nam. Tính nguyên tắc trong việc kiểm toán từ bên ngoài bắt buộc đối với các hoạt động tài chính công đang bị xem nhẹ (nếu không nói là ch−a trở thành phổ biến). Từ các nhà quản lý, cho đến công chúng ch−a hoặc ít hiểu biết về tính ích lợi của hoạt động kiểm toán của KTNN (cơ quan kiểm tra, giám sát, sau đó báo cáo với Chính phủ nh− Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu t−, v.v... tự tổ chức điều hành ngân sách theo sự phân công của Chính phủ, tự mình kiểm tra giám sát, sau đó báo cáo với Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội. Các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của các cơ quan đơn vị Nhà n−ớc cho đến báo cáo quyết toán của

Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ khi trình Hội đồng nhân dân hay Quốc hội phê duyệt ch−a có báo cáo nhận xét đánh giá của KTNN mà đã đ−ợc phê duyệt là tình trạng chung hiện nay của hoạt động các cơ quan Nhà n−ớc.

Điều này không phù hợp với các thông lệ quốc tế cần đ−ợc sửa đổi trong một thời gian sớm nhất.

Thứ hai, sau 10 năm hoạt động KTNN đã có những b−ớc tiến v−ợt bậc, qua kiểm toán thu về cho NSNN hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm kiểm toán, góp phần đáng kể trong việc làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính công, giúp Chính phủ, các cơ quan đơn vị Nhà n−ớc chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong hoạt động thu chi NSNN. Tuy nhiên phần lớn các sai phạm đ−a ra còn chung chung ch−a chỉ ra những yếu phạm cụ thể, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan để giúp cho các cấp có thẩm quyền đ−a ra các quyết địnhh xử lý thích hợp. Với kết quả kiểm toán nh− vậy, rõ ràng để cho KTNN có đ−ợc uy tín, vị trí thích đáng trong suy nghĩ của công chúng cũng nh− trong các cơ quan Nhà n−ớc.

Thứ ba, một cơ chế xử ý các sai phạm ngay trong quy chế hoạt động của KTNN hoặc trong các bộ luật Luật NSNN cũng ch−a rõ ràng. Vấn đề này khiến cả hai phía: Cơ quan KTNN và các cơ quan, đơn vị đ−ợc kiểm toán thiếu nhất quán trong việc đ−a ra kiến nghị và xử lý kiến nghị của KTNN. Kết thúc đợt kiểm toán, phải tổ chức kiểm tra lại việc thực hiện, chấp hành các kiến nghị của KTNN có đ−ợc đầy đủ, nghiêm túc tại các đơn vị đ−ợc kiểm toán, đồng thời yêu cầu đơn vị chủ quản phải th−ờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc. Báo cáo đầy đủ bằng văn bản về tình hình thực hiện các kiến nghị của KTNN và chịu trách nhiệm tr−ớc KTNN, Chính phủ về việc thực hiện của các đơn vị do mình quản lý.

Chúng tôi cho rằng đã đến lúc phải giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc, phải xây dựng và thực hiện những chế tài trong việc xử lý các sai phạm liên quan đến các cá nhân, tổ chức trong việc tham ô, lãng phí, bòn rút tài sản côngv.v.. đã đ−ợc phát hiện trong các cuộc kiểm toán.

Nội dung của vấn đề này phải đ−ợc quy định trong Luật KTNN, đòi hỏi KTNN trong từng cuộc kiểm toán phải nên cụ thể nội dung những kiến nghị của đoàn KTNN (bản chất sai phạm, nguyên nhân, tổn thất gây ra, cá nhân tổ chức nào có liên quan và kiến nghị sử lý của cơ quan KTNN). Các kiến nghị này thể hiện bằng văn bản gửi cho cấp có quyền xử lý. Trong tr−ờng hợp kiến nghị của mình không đ−ợc xử lý thì KTNN có quyền kiến nghị ở cấp cao hơn thậm chí báo cáo với Thủ T−ớng Chính phủ hoặc Quốc hội để xử lí các cá nhân, tổ chức không tuân thủ các kiến nghị của KTNN. KTNN phải có quyền hạn nhất định buộc các cá nhân, tổ chức phải tôn trọng thực hiện các kiến nghị của mình. Trong một số tr−ờng hợp nhất định KTNN có quyền công khai kiến nghị của mình tr−ớc công chúng nếu thấy cần thiết.

Đối với các cơ quan, đơn vị đ−ợc kiểm toán và các cấp có thẩm quyền của Nhà n−ớc khi nhận đ−ợc kiến nghị của KTNN phải có nghĩa vụ thực hiện (đối với cơ quan đơn vị đ−ợc kiểm toán) hay ra quyết định thực hiện (đối với các cấp có thẩm quyền nh− cơ quan Công an, Toà án, Chính phủ, Quốc hội). Trong một số tr−ờng hợp nếu kiến nghị của KTNN mà các cơ quan đơn vị, các cáp có thẩm quyền không thực hiện thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản với KTNN. Trong tr−ờng hợp không có lý do chính đáng hoặc trì hoãn việc thực hiện kiến nghị của KTNN thì các cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật.

Theo tuyên bố Lima các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) thì với t− cách là cơ quan kiểm tra tài chính công tố cao, KTNN phải thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng:

- KTNN phải báo cáo và t− vấn cho Quốc hội về những vấn đề có liên quan trong quá trình ra các quyết định của Quốc hội, không những ở chừng mực Quốc hội là cơ quan giám sát cơ quan hành pháp, mà cả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình với từ cách là cơ quan ban hành Luật NSNN và các đạo luật chuyên môn có hiệu lực tài chính.

- KTNN phải báo cáo, t− vấn và giải toả trách nhiệm cho Chính phủ, cụ thể là cho các cấp quản lý hành chính Nhà n−ớc, các bộ, ban ngành trong việc

thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng nh− về tác động tài chính của những biện pháp đề ra.

- KTNN thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với các sai phạm tiềm ẩn trong bộ máy hành chính Nhà n−ớc nhằm chống lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng các ph−ơng tiện tài chính của Nhà n−ớc.

- KTNN cần thông báo công khai tr−ớc công luận về việc sử dụng các ph−ơng tiện tài chính Nhà n−ớc của Chính phủ và Quốc hội.

3.3.5. Giải pháp xây dựng qui trình kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà n−ớc

Một phần của tài liệu 36 Phương hướng và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (Trang 109 - 112)