Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 129 - 132)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM

3.4.7. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững chính là mục tiêu vươn tới của tỉnh Đồng Tháp nói riêng mà còn là tiêu chí phấn đấu của khu vực ĐBSCL, của Việt Nam và toàn thế giới. Song để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững, trước mắt địa phương cần tập trung khai thác các tiềm năng và sử dụng nguồn lao động nông thôn đạt hiệu quả kinh tế cao, quan tâm thường xuyên đến việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, khôi phục những cảnh quan truyền thống vốn có tiêu biểu cho hệ sinh thái của vùng.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, phù hợp với hệ sinh thái đặc trưng từng vùng, hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa cao gắn liền với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. Sản phẩm làm ra đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Phát triển đồng bộ CSVCKT & CSHT để phục vụ ngày càng cao nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của người dân nông thôn.

Muốn tiến tới một nền nông nghiệp bền vững, điều trước mắt là phải nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất gắn kết với ý thức sản xuất “các sản phẩm sạch” hiệu quả cao và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Đây chính là vấn đề cốt lõi mà địa phương cần thực hiện trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

KẾT LUẬN

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực như lúa, gạo, cây ăn quả, thủy sản, hoa kiểng, rau

đậu,…Số lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp ngày càng giữ vị trí cao trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây chính là kết quả tất yếu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Tuy nhiên, trong thực tế sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, có sự chuyển biến còn chậm do sự thiếu đồng bộ về cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư, tư tưởng của một bộ phận nông dân chưa thực sự đổi mới theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung với qui mô lớn và biến động về giá cả thị trường.

Nhận thấy rõ vai trò, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong hiện tại và tương lai, Đại hội Đảng lần VIII của tỉnh đã xác định “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH”. Cần nhanh chóng chuyển đổi, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên cơ sở giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Trên cơ sở áp dụng đồng loạt các giải pháp về giống, vốn, chuyển giao công nghệ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản, phát triển CSVCKT&CSHT, về cơ cấu chính sách, về bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế

giới và khu vực. Đây là chủ trương đúng đắn, tác động sâu sắc đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Nhưng muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của Nhà nước và nhân dân tỉnh Đồng Tháp cùng với việc ban hành những chủ trương, giải pháp phù hợp. Hy vọng rằng đến năm 2020, nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp sẽ

phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng vùng

trọng điểm LTTP ĐBSCL trở thành vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao của cả

nước.

Để thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng CNH, HĐH tác giả có một số kiến nghị cụ thể:

- Nhà nước cần tổ chức sản xuất nông nghiệp thành những vùng tập trung với qui mô lớn, phát triển mô hình HTXNN, kinh tế trang trại tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu KHKT và công nghệ: cơ khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa,

điện khí hóa, sinh học hóa, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản

để nâng cao giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Nhà nước cần có những chính sách hữu hiệu để thu hút sự đầu tư vốn trong và ngoài nước trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực tập trung cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

- Nhà nước cần có chính sách quản lý việc tiêu thụ nông sản thông qua việc thu mua, chế biến bảo quản, ưu đãi vốn vay để người dân an tâm trong sản xuất.

- Tạo điều kiện liên kết chặt “bốn nhà”: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà kinh doanh trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)