Kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 39)

nghiệp vùng ĐBSCL

Kinh nghiệm

Để thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH cần phải được tiến hành trên cơ sở thực hiện có trọng điểm, có kế

hoạch cụ thể trên cơ sở quy hoạch, có hướng dẫn và chính sách hỗ trợ nông dân. Trước hết cần tập trung vào các loại cây, con chủ lực có năng suất, chất lượng cao,

Việc ứng dụng các thành tựu của KHKT và công nghệ mới là nhân tố quan trọng mang lại sự thành công bước đầu cho sự phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL

ở những nơi có điều kiện. Tuy nhiên, để nông dân tiếp cận với KHKT và công nghệ

cần tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm trên cơ sở khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất theo quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

Tại các địa phương cần có chính sách hỗ trợ đầu tư, nâng cấp CSVCKT cải tạo đồng ruộng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phát triển mô hình sản xuất trong các HTX. Đặc biệt là phát triển công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch; công nghiệp sản xuất tư liệu, máy móc, thiết bị nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường marketing tạo điều kiện nâng cao mức cạnh tranh trên thị trường. Đó là những nơi thực hiện có hiệu quả dự án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực.

Yếu tố mang đến sự thành công trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường trên cơ sở liên kết hài hòa giữa thị

trường, KH & CN, CSHT và tổ chức sản xuất. An Giang là tỉnh thực hiện thành công mô hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại huyện Chợ Mới với sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà” là nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và Nhà kinh doanh.

Giải pháp

Nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL theo hướng CNH, HĐH, trước mắt vùng cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Quy hoạch tổng thể phát triển và phân bố nông nghiệp dựa vào lợi thế

từng địa phương nhằm khai thác triệt để các thế mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế

cao, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng theo hướng CNH, HĐH.

- Phát triển CSHT nông nghiệp nông thôn:

+ Xây dựng hệ thống thủy lợi, hoàn thiện hệ thống kênh mương nhằm đáp

ứng yêu cầu thực hiện quy hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác triệt để

Từng bước hoàn thành hệ thống thủy lợi để cải tạo tưới tiêu, thau chua, rửa phèn, hạn chế tối đa tác hại của lũ; góp phần phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

+ Phát triển giao thông nông thôn: cần tu bổ nâng cấp các tuyến đã có, xây dựng thêm các tuyến mới, nâng cấp các tuyến quốc lộ, hoàn chỉnh các tuyến đường nối liền những nơi cung cấp nguyên liệu với các khu công nghiệp chế biến, các

điểm quần cư nông thôn góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng CNH, HĐH; phát triển giao thông thủy bộ kết hợp.

- Đẩy mạnh cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn:

+ Tăng cường sử dụng máy móc thiết bị trong khâu làm đất, tưới tiêu, gieo xạ, thu hoạch,…

+ Tăng cường biện pháp kỹ thuật, công nghệ bảo quản nông sản và chế

biến sau thu hoạch nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc nhằm

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Thực hiện các chính sách đất đai; chính sách tài chính; đầu tư; tín dụng; kịp thời hỗ trợ người dân đầu tư sản xuất góp phần đa dạng hóa vật nuôi cây trồng; nâng cao hiệu quả sản xuất phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.

- Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Đây là vấn đề quan trọng mà vùng ĐBSCL cần ưu tiên thực hiện

để vừa nâng cao mặt bằng dân trí, vừa đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tiến trình CNH, HĐH.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực với chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường trong nước và quốc tế; biến ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm LTTP chất lượng cao của cả nước.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xúc tiến thương mại, đăng kí thương hiệu, mở rộng thị trường sang các vùng lân cận và các vùng khác của cả nước; tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, chất lượng cao để vươn ra

thị trường ngoài nước. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, đầu tư, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, cùng với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước, ĐBSCL cần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu LTTP cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo

động lực quan trọng để ĐBSCL thực sự trở thành vùng trọng điểm LTTP chất lượng cao của cả nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 39)