Sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 93 - 96)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.2.3.2. Sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế

Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để huy

động mọi nguồn lực tập trung vào việc phát triển kinh tế quốc gia, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư phát triển trang trại, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại ở nông thôn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy, Nhà nước đã tạo điều kiện thu hút nhiều ngành kinh tế tham gia khai thác tiềm năng của kinh tế nông nghiệp ở nông thôn thông qua các loại hình như HTXNN, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình,...

* Hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay tỉnh Đồng Tháp có 142 HTX tăng so với năm 2000 là 100 HTX. Tổng diện tích đất canh tác của HTXNN là 31.569 ha chiếm 13,5% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh; tổng số xã viên tham gia HTXNN là 15.583 người; với số vốn lưu động khoảng 47.361,86 triệu đồng; năm 2005 lãi suất bình quân 60 triệu đồng trên một HTXNN.

Từ năm 2003, thực hiện luật HTX cùng các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ đã tạo hành lang pháp lý cho các HTXNN hoạt động và có những chuyển biến về chất; tiêu biểu là HTXNN Bình Thành huyện Lấp Vò, HTXNN Tân Bình huyện Thanh Bình, HTXNN Phú Cường huyện Tam Nông,...Các HTXNN phát triển đã góp phần ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập cho xã viên thông qua việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu thị trường. Song, mô hình HTXNN còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, năng lực điều hành và quản lý của cán bộ còn hạn chế, một số nông dân chưa mạnh dạn góp vốn vào HTXNN do chưa đủ lòng tin. Chính vì vậy, đây là những vấn đề cần được giải quyết để góp phần củng cố và nâng

cao chất lượng hoạt động của HTXNN, thúc đẩy ngày càng nhanh hơn tiến độ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

* Tổ hợp tác trong nông nghiệp

Hình thức kinh tế hợp tác là con đường tất yếu đảm bảo cho kinh tế hộ nông dân đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Hỗ trợ và tăng cường sức cạnh tranh của kinh tế hộ nông dân, phát huy tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau giữa các hộ nông dân. Tính đến nay toàn tỉnh có 896 tổ hợp tác với 22 loại hình hoạt

động. số tổ viên tham gia tổ hợp tác là 41.009 người tăng so với năm 2001 là 10.301 người, số vốn hoạt động 2.256 triệu đồng, loại hình tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả giúp cho nông dân tập dợt cách làm ăn hợp tác và là nền tảng để hình thành HTXNN hoặc doanh nghiệp khi hội đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

* Kinh tế trang trại nông nghiệp

Trong những năm gần đây tăng không nhiều nhưng có sự chuyển biến tích cực về cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp và có sự đóng góp khá lớn vào nền kinh tế chung của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng

đa dạng hoá. Số trang trại hiện nay là 4.889 gồm trang trại trồng cây hàng năm chiếm hơn 80%, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình nuôi lợn kết hợp với làm bột, nuôi bò thịt và sinh sản, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại kinh doanh tổng hợp với mô hình lúa - tràm, lúa - cá,...

Diện tích đất canh tác của các trang trại là 9.740 ha chiếm khoảng 10% tổng diện tích canh tác của toàn tỉnh. Các trang trại đã huy động số vốn khoảng 457 tỉ đồng và thu hút khoảng 34.878 lao động. Năm 2005, giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại đạt 632 tỉđồng chiếm tỉ trọng 8,14% trong cơ cấu GDP của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Hiện nay, Đồng Tháp đã hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản với qui mô khá lớn về diện tích và vốn đầu tư, có trang trại diện tích hơn 60 ha, vốn sản xuất kinh doanh lên đến 50 tỉ đồng, thu hút khoảng 70 lao động có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, do chính sách phát triển kinh tế trang trại chưa hấp dẫn, chưa có sự ưu đãi nên số hộ xin cấp phép chỉ có 89 trang trại chiếm 1,8% tổng số trang trại của tỉnh. Chính vì vậy, để đảm bảo cho các trang trại phát triển, các cấp chính quyền tỉnh Đồng Tháp cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích mô hình kinh tế

này phát triển như có chính sách ưu tiên trong việc cấp phép giao đất, thuê đất, vay vốn, chuyển giao KHKT, cung cấp thông tin về thị trường, lập trang trại theo mô hình khép kín,...Đặc biệt là có cơ chế đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế

biến, tiêu thụ sản phẩm của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các trang trại xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Có như vậy, kinh tế trang trại sẽ phát triển theo hướng tích cực, góp phần quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Chuyển dịch các thành phần kinh tế nông nghiệp, từ năm 1995 đến 2006 thì khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 8,5% xuống 1,9%; khu vực kinh tế tập thể giảm từ 1,3% xuống 0,7%; còn khu vực kinh tế cá thể tăng từ 90,2% lên 97,4% so với giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp của tỉnh (giá so sánh 1994). Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế tỉnh Đồng Tháp thì kinh tế cá thể giữ

vị trí chủ yếu và mang tính tự phát dưới tác động của cơ chế thị trường. Trong đó, các chủ trang trại chính là thế hệ nông dân kiểu mới có kiến thức KHKT, có ý chí quyết tâm trong sản xuất, biết lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế

cao, năng động với cơ chế thị trường, biết tổ chức quản lý kinh tế và có khả năng hợp tác cao.

Biu đồ 2.8. Cơ cu giá tr sn xut phân theo thành phn kinh tế ca ngành nông nghip Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 93 - 96)