Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 51 - 52)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.3.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống kênh mương: dày đặc đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống kênh trục chính với 22 công trình, dài 3.831 km phục vụ tưới tiêu khoảng 49.285 ha.

 Hệ thống kênh cấp I gồm 197 công trình, dài 1.757 km, phục vụ 198.597 ha.

 Hệ thống kênh cấp II gồm 551 công trình, dài 1.481 km, phục vụ 85.208 ha.

 Hệ thống kênh cấp III và hệ thống kênh nội đồng đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước và nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống bờ bao chống lũ: với chiều dài 7.171 km để bảo vệ lúa hè thu đạt 87,0%, các khu vực sản xuất ba vụđạt 100%, vườn cây trái đảm bảo 58,0%. Vì vậy,

để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp trong mùa lũ cần tiếp tục nâng cấp, tu sửa và hoàn thiện hệ thống bờ bao đối với những nơi có điều kiện sản xuất.

Hệ thống cống tưới tiêu: gồm 321 cống hở, diện tích phục vụ 43.948 ha; 1.265 cống ngầm diện tích phục vụ 89.120 ha.

Hệ thống trạm bơm: gồm 410 trạm bơm điện lớn và vừa đảm bảo tưới tiêu khoảng 30 – 33% diện tích lúa, bơm dầu chiếm tỉ trọng lớn hơn khoảng 50%, còn lại diện tích tự chảy và bán tự chảy.

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi đã tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ, gối vụ, khai hoang và kết hợp với giao thông thủy tạo nên mạng lưới giao thông nông thôn thuận lợi cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi còn những hạn chế cần được khắc phục như nhiều

công trình bị xuống cấp, chưa sửa chữa kịp thời, công nghệ tưới tiêu lạc hậu gây lãng phí, chi phí cao.

Công nghiệp chế biến – tiểu thủ công nghiệp: số cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng từ 4.086 cơ sở năm 2000 lên 6.121 cơ sở năm 2006, số cơ sở

sản xuất gỗ và lâm sản tăng từ 1.518 cơ sở năm 2000 lên 1.668 cơ sở năm 2006. Các cơ sở này phần lớn tập trung tại ba khu công nghiệp như Sa Đéc, Trần Quốc Toản (TP. Cao Lãnh) và khu sông Hậu. Ngoài ra, còn có các cơ sở phân bố rải rác tại các huyện, thị. Sự hình thành các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế

biến nông sản góp phần chế biến sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các trạm trại giống: phát triển mạnh, mỗi huyện đều có những trạm trại giống để cung cấp giống cây trồng hoặc tư vấn và giới thiệu các giống vật nuôi cho nông dân.

CSVCKT của tỉnh cơ bản đã đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; việc nâng cấp và hoàn thiện CSVCKT là yêu cầu thiết thực và cấp bách.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 51 - 52)