Sông ngòi, kênh rạch

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45 - 48)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.2.4.Sông ngòi, kênh rạch

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch tỉnh Đồng Tháp mang đặc điểm chung của vùng với mạng lưới sông ngòi, ao hồ và kênh rạch chằng chịt. Trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp có hai nhánh của sông Cửu Long là đoạn sông Tiền dài khoảng 120 km,

đoạn sông Hậu dài khoảng 34 km cùng với hệ thống sông rạch và kênh đào dài khoảng 2.455,1 km.

Sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Đồng Tháp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, điểm đầu thuộc huyện Hồng Ngự và điểm cuối thuộc huyện Châu Thành. Sông Tiền có nhiều đoạn uốn cong nên tác động mạnh đến quá trình xâm thực và bồi tụ. Vùng được bồi đắp hình thành nên các cồn, bãi,… đây là vùng đất tốt, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Sông Hậu chảy qua các huyện Lấp Vò, Lai Vung; lòng sông Hậu tương đối thẳng nên tác động xâm thực và bồi lắng kém hơn so với sông Tiền. Bên cạnh đó,

Đồng Tháp còn nhiều sông rạch lớn nhỏ như sông Sở Thượng, Sở Hạ, Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc; các rạch như Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, Ba Răng, Cao Lãnh, Ba Sao, Cả Mác,…Hệ thống kênh lớn được đào ngang dọc dẫn nước ngọt từ sông Tiền vào vùng trũng Đồng Tháp Mười như kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng (kênh Trung Ương), kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Long An, kênh An Phong,…Trong đó, kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng là kênh quan trọng nhất vì nó đưa nước ngọt từ sông Tiền vào để cung cấp nước tưới và rửa phèn cho vùng trũng Đồng Tháp Mười và đưa ra biển bởi hệ thống sông Vàm Cỏ.

Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch cũ cũng được nạo vét hoặc đào mới để đưa nước từ sông Tiền, sông Hậu vào nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây cũng là vùng đất tốt nhất của tỉnh với sự đa dạng hoá cao trong sản xuất nông nghiệp như trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và trồng hoa kiểng.

Nguồn nước ngọt của tỉnh rất dồi dào với hai nguồn nước cơ bản là nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm. Sông Tiền và sông Hậu là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng thông qua hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh đào.

Nguồn nước ngầm có nhiều vỉa ở độ sâu khác nhau. Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp nước ngầm ởđộ sâu 100 – 300m, ở Tân Hồng nước ngầm ở nông 50 – 100m. Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và Nam sông Tiền nguồn nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Đồng Tháp phân bố tương đối dày đặc tạo thành một hệ thống thủy lợi rất quan trọng để cung cấp nước tưới cho các cánh

đồng, vườn cây ăn trái; đồng thời rửa phèn cho các vùng trũng góp phần thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cho ngành nông nghiệp của tỉnh. Nguồn nước ngọt còn là nơi cung cấp nguồn lợi cá, tôm, …và còn là môi trường quan trọng để nuôi trồng thủy sản. Hàng năm sau mùa lũ trên bề mặt đồng ruộng lại

được bồi đắp bởi một lượng phù sa đáng kể góp phần tăng độ phì cho đất. Bên cạnh

đó, sự phân bố khá đều của hệ thống sông ngòi, kênh rạch đã góp phần tích cực cho việc vận chuyển nông sản và đi lại của người dân trên các tuyến giao thông đường thủy.

Tuy nhiên, do lượng nước phân bố không đều trong năm, mùa lũ lượng nước nhiều gây ngập úng; mùa khô hầu hết diện tích đất canh tác đều thiếu nước cho sản xuất. Trong những năm gần đây do sự biến động của khí hậu như có năm lũ

cao, lũ thấp, có năm lũ sớm, lũ muộn, mặc dù không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng

phát triển sản xuất tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết thủy lợi cần chú ý phát triển hoàn thiện mạng lưới điện và hệ thống máy bơm.

2.1.2.5. Sinh vật

Đồng Tháp có một hệ thống sinh thái điển hình cho vùng đồng bằng phù sa ngập nước vào mùa lũ với khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

Thực vật gồm các loại cây trồng ngắn ngày như lúa nước, ngô, khoai lang, rau đậu, cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá , vừng,…); cây lâu năm (cam, quýt, bưởi, nhãn, xoài, dừa,…) cùng với rừng tràm có diện tích khoảng 10.800 ha chủ yếu là rừng thứ sinh. Cây tràm được coi là cây đặc thù của vùng trũng Đồng Tháp Mười gắn liền với hệ động thực vật tương đối đa dạng và phong phú gồm các động vật: rùa, rắn, trăn, lươn, cá đồng, tôm, cò, cồng cộc, sếu,…và các loại cây rất đặc trưng như: lau, sậy, lúa ma, sen, súng, tảo, cỏ

mồm,… Đặc biệt, Đồng Tháp có ba khu rừng tràm được quy hoạch thành khu du lịch như Xẻo Quýt với rừng tràm nguyên sinh, khu du lịch Gáo Giồng tập trung nhiều loại “chim trời cá nước”, vườn quốc gia Tràm Chim có sếu đầu đỏ cùng với hệ sinh thái rừng ngập nước điển hình cho vùng trũng Đồng Tháp Mười.

Nằm trong vùng ngập nước vào mùa lũ; mạng lưới sông ngòi, ao hồ, kênh rạch chằng chịt cùng với cơ sở thức ăn tự nhiên phong phú như tảo, sinh vật phù du, nhóm thủy sinh khác. Đây là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loại thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, bán thâm canh, quảng canh nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng giá trị và tỉ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Ngoài ra, do nguồn lương thực trong tỉnh được đảm bảo nên người dân sử dụng nguồn phụ phẩm của lương thực, cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thức ăn gia súc được chế biến để

chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (dê, lợn), gia cầm góp phần tạo nên sựđa dạng của sinh vật và tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh

Như vậy, nguồn lợi sinh vật của tỉnh Đồng Tháp khá đa dạng và phong phú, với hệ sinh vật tự nhiên và hệ sinh vật nhân tạo. Đây là nguồn lợi rất lớn nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cung cấp nhiều nông sản đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho thị

trường nội địa và thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, trong việc khai thác và nuôi trồng cần chú ý khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ và nuôi trồng thêm nhiều giống mới với năng suất và chất lượng cao. Vấn đề quan trọng trong hiện tại và tương lai về sự

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; đó chính là sựđa dạng hoá vật nuôi, cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng. Song cần hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường nuôi trồng đểđưa sản xuất nông nghiệp của Đồng Tháp phát triển theo xu hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45 - 48)