Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 123 - 124)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM

3.3.7. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá

HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá

Trong ngành trồng trọt cần tạo điều kiện thúc đẩy cơ giới hoá vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo xạ, tưới tiêu, công nghệ sau thu hoạch, phơi sấy; tuỳ từng khâu phấn đấu đạt từ 80 – 100%. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch ở Đồng Tháp khoảng 10% sản lượng lúa (vụ Đông Xuân là 9,1%, vụ Hè Thu 10,7% và vụ Thu Đông là 10,5%), gây thiệt hại sau thu hoạch từ khâu gặt lúa, gom lúa, suốt lúa, phơi sấy, tồn trữ vào xây xát. Hiện tại toàn tỉnh có 385 lò sấy, 392 máy gặt đập xếp dãy phục vụ 10% diện tích. Kế hoạch 2006 – 2008 tỉnh đầu tư thêm 247 máy gặt xếp dãy, 18 máy gặt đập liên hợp, 110 máy sấy, tổng vốn 10 tỷđồng trong đó tỉnh cho vay 60% lãi suất 0%, còn 40% vốn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó cần cơ giới hoá khâu vận chuyển sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản là khâu thiết yếu trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp đảm bảo được chất lượng và cung cấp cho thị trường trong thời gian lâu dài. Đối với Đồng Tháp, về định hướng chung thì công nghiệp chế biến giữ

vị trí chủ yếu cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, từng bước đầu tư theo chiều sâu thay thế dần các thiết bị lạc hậu, với các ngành mũi nhọn của tỉnh là chế

biến nông – thủy – súc sản, đồ uống từ trái cây, …. Phấn đấu 2020 ngành công nghiệp chế biến LTTP chiếm 49,5% trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, đăng ký thương hiệu cụ thể như: nem Lai Vung, chiếu Định Yên, làm bột Sa Đéc,….

Để phục vụ cho ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cần tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: ngô, đậu nành, nhưng điều quan trọng là có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất – nhà cung ứng nguyên liệu và nhà tiêu thụ.

Từng bước phấn đấu xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao ở TP. Cao Lãnh để cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; khu nông nghiệp công nghệ cao

chuyên sản xuất cung ứng hoa, cây kiểng ở thị xã Sa Đéc. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống tư nhân về quy trình kỹ thuật, nguồn giống có chất lượng, vốn, … để phát huy vai trò của thành phần kinh tế này cung cấp nguồn giống cho nhu cầu sản xuất của địa phương.

Nhìn chung, trong quá trình sản xuất nông nghiệp nếu được chú trọng từ

các khâu: cung cấp giống tốt, quy trình sản xuất được ứng dụng tiến bộ KHKT, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản; sơ chế hoặc chế biến sản phẩm với mẫu mã đa dạng về hình thức, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp sẽđáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc

đăng ký thương hiệu, quảng bá thương hiệu qua mạng lưới công nghệ thông tin và công tác dự báo thị trường. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp của Đồng Tháp thực sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 123 - 124)