Sự chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 96 - 103)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.2.3.3. Sự chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ

Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; căn cứ vào tiềm lực phát triển nông nghiệp của từng vùng, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; mỗi vùng tiến hành xây dựng cơ cấu knh tế phù hợp nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù, trong thời gian qua sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh có sự chuyển biến chậm và có sự tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của từng vùng. Tuy nhiên, tuỳ theo tính đặc thù riêng, mỗi vùng có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp nhưng ở mức độ khác nhau.

Vùng Cao Lãnh được xem là vùng kinh tế chủ lực của tỉnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh với qui mô tập trung, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao.

Ngành trồng trọt từ năm 1995 đến năm 2006 diện tích cây lương thực có hạt tăng từ 171.688 ha lên 201.837 ha, sản lượng tăng 818.182 tấn lên 1046 058 tấn. Hiện nay, tại vùng Cao Lãnh chiếm 44,6% diện tích; 42,9% sản lượng cây lương thực có hạt so với toàn tỉnh. Bng 2.24. Din tích, sn lượng lương thc có ht tnh Đồng Tháp Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Năm Tổng số Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc Tổng số Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc 1995 385332 108662 171688 104982 100 28,2 44,6 27,2 2000 410998 129386 185253 96359 100 31,5 45,1 23,4 2005 473291 150780 212200 110311 100 31,9 44,8 23,3 2006 458966 151569 201837 105560 100 33,0 44,0 23,0 Sản lượng (tấn) Cơ cấu (%) Năm Tổng số Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc Tổng số Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc 1995 1818049 526798 818182 446726 100 29,1 45,2 25,7 2000 1889887 589399 875282 425206 100 31,2 46,3 22,5 2005 2642232 892606 1183512 566114 100 33,8 44,8 21,4 2006 2440965 893854 1046058 501053 100 36,6 42,9 20,5

Trong đó huyện có diện tích và sản lượng cao nhất là Tháp Mười với diện tích 83.519 ha, sản lượng 436.706 tấn, thứ hai là huyện Cao Lãnh với diện tích 66.347 ha, sản lượng 323.166 tấn, thứ ba là huyện Thanh Bình với diện tích 43.701 ha, sản lượng 245.834 tấn và thấp nhất là TP. Cao Lãnh với diện tích 8.270 ha, sản lượng 40.352 tấn.

Sản xuất rau đậu khá phát triển từ 1995 đến 2006 diện tích tăng từ 1.786 ha lên 3.584 ha, sản lượng tăng từ 7.904 tấn lên 57.759 tấn; hiện nay vùng chiếm tỉ

trọng sản xuất về diện tích 35,9%, sản lượng 38,1% so với toàn tỉnh, tập trung nhiều nhất là huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh.

Cây công nghiệp ngắn ngày của vùng chủ yếu là mía, thuốc lá ở huyện Thanh Bình, đậu tương ở TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh; vừng nhiều nhất ở huyện Cao Lãnh, TP. Cao Lãnh.

Cây ăn quả vùng có diện tích trồng tăng từ 6.066 ha năm 1995 lên 8.562 ha năm 2006 chiếm 39,0% diện tích cây ăn quả của tỉnh với các sản phẩm đặc trưng như

xoài, nhãn.

Chăn nuôi vùng Cao Lãnh tập trung lợn số lượng tăng từ 57.494 con năm 1995 lên 117.523 con năm 2006, chiếm 36,4% đàn lợn của tỉnh hiện nay. Những năm gần đây, vùng bắt đầu phát triển mạnh ngành chăn nuôi bò, số lượng tăng từ 1.338 con năm 1995 lên 8.384 con năm 2006, hiện chiếm 25,3% số lượng bò toàn tỉnh. Chăn nuôi trâu giảm từ 855 con năm 1995 xuống 142 con năm 2006 chiếm 8,3% so với đàn trâu toàn tỉnh.

Ngành thủy sản vùng Cao Lãnh phát triển mạnh sản lượng tăng từ 13.969 tấn năm 1995 lên 75.845 tấn năm 2006, tỉ trọng tăng từ 34,3% lên 42,1% so với sản lượng thủy sản toàn tỉnh. Vùng Cao Lãnh chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ, bãi bồi ven sông. Từ năm 1995 đến năm 2006, diện tích nuôi trồng tăng 2,1 lần, sản lượng tăng 7,4 lần; hiện nay vùng chiếm 39,5% diện tích, 41,0% sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn tỉnh. Vùng Cao Lãnh phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản chủ yếu

dưới hình thức công nghiệp nên có sản lượng tăng mạnh; phân bố tập trung tại huyện Cao Lãnh, Thanh Bình.

Như vậy, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng Cao Lãnh có sự thể hiện rõ nét với cơ cấu sản phẩm đa dạng và giữ vị trí chủ yếu trong việc sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, bò và thủy sản của tỉnh. Bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung có sự chuyên môn hoá trong sản xuất. Trong tương lai, vùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa xứng đáng là vùng kinh tế chủ yếu của tỉnh. Vùng Cao Lãnh có nhiều điều kiện thu hút sựđầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ thương mại để tạo cơ hội cho việc sản xuất nông sản có chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, vươn tới xuất khẩu sang các nước.

Vùng Hồng Ngự có tiềm lực chính là phát triển nông – lâm – ngư trên cơ

sở hình thành vùng chuyên canh lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trong mùa lũ, chăn nuôi trâu bò vỗ béo để lấy thịt, gia cầm và phát triển lâm nghiệp.

Ngành trồng trọt từ năm 1995 đến năm 2006, diện tích và sản lượng lương thực có hạt tăng liên tục; diện tích tăng 1,4 lần, sản lượng tăng 1,7 lần; diện tích tăng từ 28,2% lên 33,0%; sản lượng tăng từ 29,1% lên 36,6% so với cơ cấu cây lương thực có hạt của tỉnh. Người dân có chú trọng tiến hành công nghiệp hóa trong nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, sử dụng giống mới nên sản lượng tăng nhanh hơn so với diện tích. Hiện nay, cây lương thực có hạt chủ yếu của vùng là lúa tập trung nhiều nhất ở Tam Nông, kếđến là Hồng Ngự và Tân Hồng. Trong cơ cấu cây lương thực, khoai lang được trồng ở Tân Hồng chiếm 2,9% diện tích; 1,4% sản lượng của tỉnh. Cây công nghiệp ngắn ngày đáng kể là lạc có sự gia tăng về diện tích và sản lượng; hiện nay vùng Hồng Ngự cây lạc chiếm tỉ trọng diện tích 74,2%, tỉ trọng sản lượng 72,0% so với toàn tỉnh tập trung ở Hồng Ngự, Tân Hồng. Ngoài ra, vùng còn trồng thuốc lá, đậu tương, vừng, mía, cây ăn quả, rau đậu,...với tỉ trọng thấp so với các vùng khác trong tỉnh.

Chăn nuôi vùng phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò. Trước kia, chăn nuôi chủ yếu là lấy sức kéo; nhưng trong những năm gần đây chuyển sang lấy thịt, trâu bò được mua từ biên giới về để vỗ béo. Từ năm 1995 đến 2006, số

lượng bò tăng từ 697 con lên 11.125 con, tỉ trọng tăng từ 25,4% lên 33,6% so với

đàn bò của tỉnh; riêng đàn trâu giảm từ 2.598 con xuống 1.414 con; nhưng hiện nay

đàn trâu của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất so với toàn tỉnh chiếm 82,9%. Chăn nuôi gia cầm cũng khá phát triển đặc biệt là nuôi vịt dưới dạng chạy đồng.

Ngành thủy sản của vùng phát triển khá mạnh gồm nuôi trồng, ươm cá giống và khai thác thủy sản trong mùa lũ. Sản lượng tăng liên tục từ 21.271 tấn năm 1995 lên 46.657 tấn năm 2006. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngành này được phát triển mạnh ở các vùng còn lại đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản; chính vì vậy tỉ trọng sản lượng thủy sản của vùng Hồng Ngự giảm về tỉ trọng từ 52,3% xuống 25,9% so với sản lượng toàn tỉnh. Ngành nuôi trồng thủy sản của vùng phát triển khá mạnh; từ năm 1995 đến 2006, diện tích nuôi trồng tăng từ 402 ha lên 1.162 ha; sản lượng tăng từ 14.822 tấn lên 38.349 tấn. Năm 2006 trong cơ cấu về

diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng so với toàn tỉnh, vùng chiếm 26% diện tích và 24,2% sản lượng.

Như vậy, trong cơ cấu ngành nông nghiệp vùng kinh tế Hồng Ngự có sự

chuyển dịch khá rõ nét về trồng cây lương thực, lạc, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng CNH, HĐH. Ngoài ra, vùng còn nhiều tiềm năng để phát triển về lâm nghiệp ở huyện Tam Nông, Tân Hồng. Để tiếp tục phát triển vùng theo hướng sản xuất hàng hoá với các sản phẩm chất lượng cao, cần đầu tư phát triển các cơ sở chế biến, cơ giới hoá trong sản xuất, cung ứng nguồn thức ăn đã chế biến và cần có sự liên doanh với Campuchia để thực hiện có hiệu quả “băng chuyền vỗ béo trâu bò”.

Vùng Sa Đéc là vùng có diện tích tự nhiên ít nhất so với các vùng khác trong tỉnh, hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 52,3%. Trong sản xuất nông nghiệp, vùng cung cấp nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng và chất lượng cao do trình

hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành, bánh phồng tôm Sa Giang, nem Lai Vung, hoa kiểng Sa Đéc.

Ngành trồng trọt vùng có cơ cấu cây trồng đa dạng như lúa tại khu vực địa hình thấp xa sông, cây ăn trái tại khu vực ven sông, cây ngắn ngày như đậu nành, vừng, rau màu xen canh với lúa, hoa kiểng Tân Quy Đông và một số xã lân cận thuộc TX Sa Đéc.

Cây lương thực có hạt của vùng được canh tác với mức độ thâm canh cao, diện tích canh tác không biến động nhiều vì khả năng mở rộng diện tích của vùng hạn chế, so với toàn tỉnh từ 1995 đến 2006 cơ cấu diện tích giảm từ 27,2% xuống 23,0%; sản lượng giảm từ 25,7% xuống 20,5%. Khoai lang là loại cây lương thực

được trồng ở vùng hiện nay với diện tích 637 ha chiếm 97,1% diện tích; sản lượng 12.227 tấn chiếm 98,6% sản lượng toàn tỉnh. Vùng phát triển các loại cây công nghiệp hàng năm như đay ở Lấp Vò; đậu tương ở Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Sa Đéc; vừng ở Lai Vung, Lấp Vò. Vùng Sa Đéc sản xuất rau đứng thứ hai sau vùng Cao Lãnh, từ năm 1995 đến năm 2006 diện tích tăng từ 1.591 ha lên 3.530 ha, sản lượng tăng 9.796 tấn lên 50.016 tấn; hiện nay vùng chiếm 35,4% diện tích; 33,0% sản lượng rau so với toàn tỉnh. Nghề trồng hoa kiểng cũng là ngành truyền thống và ngày càng phát huy hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

Bng 2.25. Din tích cây ăn qu các vùng tnh Đồng Tháp Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Năm Tổng số Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc Tổsống Vùng Hồng Ngự Vùng Cao Lãnh Vùng Sa Đéc 1995 15372 1416 6066 7890 100 9,2 39,5 51,3 2000 16830 324 5508 10998 100 1,9 32,7 65,4 2005 19821 373 7089 12359 100 1,9 35,8 62,3 2006 21939 388 8562 12989 100 1,8 39,0 59,2

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2000, 2006)

Thế mạnh của vùng là trồng cây ăn quả, từ năm 1995 đến năm 2006 diện tích tăng từ 7.890 ha lên 12.989 ha; tỉ trọng tăng từ 51,3% lên 59,2% so với diện

tích cây ăn quả của tỉnh với các sản phẩm như quýt hồng ở Lai Vung, nhãn Châu Thành, xoài ở Lấp Vò, Châu Thành,...

Chăn nuôi khá phát triển chủ yếu là lợn tăng từ 57.022 con năm 1995 lên 125.406 con năm 2006, tỉ trọng tăng từ 33,7% lên 38,9% so với đàn lợn của tỉnh. Hiện nay lợn được nuôi nhiều nhất là huyện Châu Thành 40.850 con chiếm 12,7%, Sa Đéc 39.218 con chiếm 12,2% so với đàn lợn của tỉnh do nơi đây gắn liền với nghề làm bột. Chăn nuôi bò của vùng tăng nhanh chủ yếu là nuôi bò thịt, sữa; năm 2006 tăng so năm 1995 là 19,1 lần, chiếm 41,1% so với đàn bò của tỉnh; bò được nuôi nhiều ở Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành. Ngoài ra, vùng cũng phát triển khá nhiều đàn gia cầm; phân bố rải rác ở các huyện thị của vùng.

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển chủ yếu ở ao, hầm; nuôi công nghiệp trên các bãi bồi với các sản phẩm chính như tôm càng xanh, cá tra, cá rô đồng, cá mè, cá lóc,... Diện tích nuôi trồng của vùng thay đổi không đáng kể với diện tích 1.540 ha năm 2006; sản lượng tăng nhanh từ 949 tấn năm 1995 lên 55.221 tấn năm 2006; tỉ trọng tăng từ 3,8% lên 34,8% so với cơ cấu thủy sản nuôi trồng của toàn tỉnh. Sản lượng tăng nhanh chủ yếu do người dân chăn nuôi dưới hình thức công nghiệp.

Vùng Sa Đéc có diện tích canh tác thấp hơn so với các vùng khác, khả năng mở rộng diện tích canh tác đã tiến dần tới giới hạn không có điều kiện mở rộng; sản lượng một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản tăng; nguyên nhân chủ yếu là người dân chú trọng việc thâm canh, áp dụng KHKT. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với vùng trong sản xuất nông nghiệp là đẩy mạnh sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, sử

dụng giống mới năng suất cao, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến tạo nên các sản phẩm có chất lượng cao để cung ứng cho thị trường. Hay nói cách khác, phải tập trung sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, tăng cường các ngành phi nông nghiệp mới phù hợp với tiềm lực của vùng trong hiện tại và tương lai.

* Đánh giá chung

Nhìn chung, trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp của Đồng Tháp từng bước phát triển ổn định; cơ cấu ngành và cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch theo hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất với nhiều mô hình đạt hiệu quả cao như sản xuất lúa chất lượng cao, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trên ruộng lúa vào mùa lũ, sản xuất cá tra xuất khẩu, nuôi bò thịt chất lượng cao, phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, trồng hoa kiểng nâng cao giá trị sản xuất của tỉnh sản phẩm sản xuất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nhờ sử dụng công nghệ mới, áp dụng tiến bộ KHKT, công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Tuy nhiên trong thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm do một số nông dân chưa thay đổi tập quán sản xuất, một số mô hình sản xuất có hiệu quả

chậm được nhân rộng, chất lượng của nông sản chủ lực từng bước được cải thiện nhưng chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trình độ dân trí còn thấp, sự phối hợp giữa nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thiếu sự đồng bộ, sản xuất chỉ

mang tính nhỏ lẻ. Gần đây do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh, giá phân bón tăng vọt gây nhiều khó khăn cho người sản xuất. Công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập cho sản xuất. Việc tổ chức khâu sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên làm giảm chất lượng của các nông sản và tăng chi phí sản xuất, làm suy yếu đi khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 96 - 103)