Thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh ĐồngTháp 1 Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 65)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.2. Thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh ĐồngTháp 1 Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

2.2.1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

Từ những năm đầu thập niên 90 đến nay nền kinh tế của Đồng Tháp có sự

tăng trưởng không đều. Tổng GDP (theo giá hiện hành) năm 1995 là 3.360.600 triệu

đồng, năm 2000 là 5.420.866 triệu đồng, năm 2005 là 9.973.132 triệu đồng, năm 2006 là 12.115.305 triệu đồng; GDP/người/năm của tỉnh tăng từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000; 6,0 triệu đồng năm 2005 và 7,2 triệu đồng năm 2006.

Tính theo giá trị so sánh năm 1994 thì GDP năm 2000 so với năm 1995 tăng 1,4 lần, năm 2005 so với 2000 tăng 1,6 lần, năm 2006 tăng so với năm 2005 hơn 1,01 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 1996 – 2000 là 6,9% giai đoạn 2001 - 2005 là 10%; năm 2006 so với 2005 tăng 14,3%. Đặc biệt giai

đoạn 1996 - 2000 do ảnh hưởng lũ lụt và những biến động về tài chính khu vực

Đông Nam Á nên chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp hơn so với các giai

đoạn còn lại.

Bng 2.8. Tc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vc kinh tế tnh Đồng Tháp (giá so sánh năm 1994)

Đơn v: %

Năm Tổng số Nông – lâm – ngư Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

1995 2000 2005 2006 9,1 5,0 13,5 14,3 7,1 – 0,5 9,6 8,6 9,8 14,7 22,3 26,5 18,3 17,9 17,7 19,4

(Ngun: Niên giám Thng kê tnh Đồng Tháp 2005, 2006)

Sự tăng trưởng trong từng khu vực cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn: - Khu vực nông - lâm - thủy sản :1996 – 2000: tốc độ tăng 3,8% do ngành trồng trọt bị ảnh hưởng lũ lớn năm 2000; 2000 - 2005 tăng 7,5%, 2006 tăng 8,6%; do sự phục hồi và tăng giá trị của ngành trồng trọt cùng với sự tăng nhanh sản lượng của ngành thủy sản.

Khu vực công nghiệp – xây dựng: bước đầu sự tăng trưởng công nghiệp luôn tăng và ổn định tăng từ 9,8% năm 1995 lên 26,5% năm 2006. Ngành công nghiệp Đồng Tháp đã sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường trong tỉnh, vươn ra thị trường các tỉnh, thành phố lân cận và tham gia xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực như gạo xay xát, bánh phồng tôm, thủy sản đông lạnh, gạch nung, thuốc lá,…

Dịch vụ có sự tăng trưởng khá cao do thu nhập và mức sống của người dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đều do ảnh hưởng mạnh của cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 - 2000 tăng 14,4%, 2001-2005 tăng 19,4%.

Như vậy, trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp khá nhanh; trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là công nghiệp – xây dựng; kế đó là dịch vụ và thấp nhất là nông – lâm – ngư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế như trên thể

hiện tỉnh đang thực hiện quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 65)