Tác động của sự hội nhập kinh tế:

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 104 - 107)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM

3.2.1. Tác động của sự hội nhập kinh tế:

“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001 – 2010(Nghị quyết 07/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001).

Như vậy, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu mà Việt Nam phải chủ động hội nhập. Nước ta đã chủ động tham gia khối ASEAN, AFTA, APEC, ký kết các hiệp định Việt Mỹ, Việt Nhật, Việt EU,... và gia nhập WTO ngày 11/01/2007. Từ đó đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới tác động toàn bộ nền KT-XH của Việt Nam, nước ta có nhiều lợi thế thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta là một số mặt hàng nông thủy sản từ một nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh không cao. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp dư lượng kháng sinh làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Trong tương lai, nhu cầu lương thực của thế giới và trong nước vẫn còn cao nên ĐBSCL nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng có nhiều thuận lợi trong sản xuất lúa gạo, thị trường mở rộng là cơ hội tốt để kích thích sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chất lượng cao để cung ứng cho những thị trường khó tính.

Sản phẩm thủy sản của tỉnh như tôm càng xanh, cá tra, cá ba sa có tính cạnh tranh trên thị trường. Theo dự báo của FAO, sản lượng thủy sản trên thế giới ngày càng giảm do cạn kiệt nguồn tài nguyên, từ nay đến năm 2010 khả năng nhập khẩu thủy sản tăng bình quân 3,0%/năm, đến 2020 còn 2,5%; giá thủy sản tăng từ 3,6 - 3,7% đến 2010; từ 3,7% - 4,0% đến năm 2020.

Ngoài ra, tỉnh còn sản xuất các sản phẩm ngô, đậu nành chưa đáp ứng nhu cầu trong nước khả năng cung ứng từ 50% - 60% nhưng giá thành vẫn còn cao so với các nước; rau đậu các loại nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, dự báo nhu cầu tiêu thụ bình quân theo đầu người từ 60 - 65kg trên năm giai đoạn đến 2010, 70 – 80 kg trên người giai đoạn 2020.

Sản phẩm trái cây tương đối lớn nhưng khả năng cạnh tranh còn thấp do hạn chế về chất lượng. Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ với năng suất chất lượng thấp, giá thành cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, việc sản xuất nông sản cần chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và giá thành hạ

thì mới tăng cường sức cạnh tranh theo hướng có lợi cho người sản xuất. Đây chính là “một bài toán khó” mà những người sản xuất cùng với các cán bộ khoa học của tỉnh cần có sự cộng tác đắc lực, tìm ra giải pháp thích hợp để sớm tạo thời cơ cất cánh cho nền nông nghiệp Đồng Tháp.

3.2.2.Thời cơ và thách thức 3.2.2.1.Thời cơ

Đồng Tháp có vị trí thuận lợi do nằm sát vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới chung với Campuchia với các cửa khẩu quan trọng như

Thường Phước, Dinh Bà; đặc biệt với dự án đường N1, N2 – đường Hồ Chí Minh hoàn thành tạo điều kiện kết nối giữa vùng trọng điểm phía Nam và phía Tây của

ĐBSCL với vùng trũng Đồng Tháp Mười là cơ hội để Đồng Tháp thu hút sựđầu tư để phát triển kinh tế tỉnh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Trong tương lai với sự phân hóa vùng kinh tế khu vực Nam Bộ thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế năng động tứ giác Cần Thơ – An Giang – Cà Mau – Kiên Giang; Đồng Tháp sẽ phát triển thành vùng nguyên liệu nông nghiệp quan trọng, vừa là đầu mối giao lưu quan trọng cho sự chuyển dịch đầu tư, hợp tác của khu vực với nước bạn Campuchia.

Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về đất đai, khí hậu, nguồn nước ngọt là điều kiện thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đa dạng như lúa gạo, thủy sản, trái cây,….là cơ sở quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến LTTP thúc đẩy quá trình CNH, HĐH tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung được Chính phủ tập trung hỗ

trợđầu tư xây dựng CSHT thông qua nguồn vốn vay ODA và vốn trái phiếu. Đây là kết quả của việc thực hiện chủ trương phát triển KT – XH vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; là cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh. Gần đây, tỉnh đã có những chương trình hợp tác với TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh

của ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)