Cơ sở hạ tầng Giao thông

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.3.3.Cơ sở hạ tầng Giao thông

Giao thông

Đường bộ mạng lưới giao thông đường bộ dài 3.402 km, mật độ 1,01 km/km2 trong đó có ba quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 30, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80.

Ngoài ra, giao thông tuyến tỉnh dài 376 km, giao thông tuyến huyện dài 785 km, đường nông thôn dài 1.852 km và hệ thống đường đô thị dài 198 km.

Hệ thống giao thông đường bộ mật độ thấp, phân bố chưa cân đối, tập trung chủ yếu vùng ven sông Tiền và sông Hậu. Các tuyến đường hướng vào vùng Đồng Tháp Mười vẫn chưa phát triển và thông tuyến. Chất lượng mặt đường và cầu còn kém cần phải được cải tạo, nâng cấp và phát triển mới trong tương lai.

Đường thủy rất đa dạng gồm hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tổng chiều dài khoảng 2.828,4 km. Mạng lưới giao thông này phục vụ đắc lực cho

việc vận chuyển nông sản và đi lại của người dân, góp phần thiết thực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư, quản lý chưa tốt nên việc bồi lắng phù sa có xu hướng gia tăng, xói lở bờ do tàu lưu thông với tốc độ

cao vẫn còn.

Ngoài ra, tỉnh còn cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng quốc gia, đang xây dựng một phân cảng tại Sa Đéc, nhưng chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các cảng chưa phát huy được vai trò, vì chưa có sức thu hút tàu qua cảng và hàng hoá lưu thông còn thấp. Trên địa bàn có 150 bến tàu, bến phà; trừ phà Cao Lãnh các bến bãi khác được xây dựng tạm bợ, mặt bằng chật hẹp nên cũng gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển nông sản, làm hạn chếđối với chuyên môn hóa sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Nguồn điện được cung cấp từ hai nguồn chính từ lưới điện quốc gia với nhà máy điện Trà Nóc và từ nguồn điện độc lập hiện có trên địa bàn tỉnh như cụm Diesel ở TP. Cao Lãnh công suất 2,4 MW và ở huyện Hồng Ngự công suất 1,2 MW. Sản lượng điện tăng từ 104.804 MWh năm 1995 lên 212.068 MWh năm 2000; 497.096 MWh năm 2005. Cơ cấu sử dụng điện năng 2005: công nghiệp – xây dựng 38%; nông - lâm - ngư 5,2%; thương mại, khách sạn nhà hàng 1,1%; cơ quan quản lý tiêu dùng dân cư 52,4%; hoạt động khác 3,3%. Cơ cấu trên cho thấy nguồn

điện cho dân sinh và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao; nông – lâm – ngư chỉ chiếm tỉ

trọng thấp. Như vậy, muốn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH nâng cao hiệu quả KT-XH và môi trường, cần nâng cấp CSVCKT&CSHT, tăng cường nguồn điện, máy móc, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa nông nghiệp.

2.1.3.4. Thương mại

Hoạt động thương mại của tỉnh khá phát triển góp phần tích cực trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp bao gồm các chợ, siêu thị và các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể.

* Hot động thương nghip của tỉnh tăng khá nhanh, năm 2000 so với năm 1995 tăng 34 chợ, số lượng chợ tăng trung bình 10,4 chợ/năm; năm 2005 so với

năm 2000 tăng 19 chợ, số lượng chợ tăng trung bình 3,8 chợ/năm; năm 2006 so với năm 2005 tăng 9 chợ, mật độ chợ đạt 1,46 chợ/xã (phường, thị trấn). Tỉnh có hai chợ đầu mối lớn như chợ trái cây ở Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh và chợ lúa gạo ở

Thanh Bình. Bng 2.6. S lượng ch ca tnh Đồng Tháp giai đon 1995 – 2006. Năm 1995 2000 2005 2006 Số lượng chợ 145 179 198 207 Số lượng chợ trung bình/năm trong từng giai đoạn 10,4 3,8 9

(Ngun: Báo cáo quy hoch tng th phát trin KT-XH tnh Đồng Tháp đến năm 2020)

Hiện nay, tỉnh có hai siêu thị tổng hợp đạt chuẩn loại 2 tại TP. Cao Lãnh – Siêu thịĐồng Tháp và tại TX Sa Đéc – Siêu thị Vinatex. Đồng Tháp đang tiến hành xây dựng ba Trung tâm Thương mại tại TP. Cao Lãnh, TX Sa Đéc và TT Hồng Ngự.

Về hệ thống cửa hàng bán lẻ, tỉnh hiện có 26.762 đơn vị, trong đó hàng nông sản có 2.857 đơn vị chiếm 10,7% trong hệ thống cửa hàng của toàn tỉnh.

Như vậy, hoạt động thương mại của tỉnh có vai trò quan trọng tiêu thụ nông sản, góp phần tăng thêm GDP cho địa phương là động lực tích cực để phát triển, mở

rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung, đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

* Xut nhp khu của Đồng Tháp có sự tăng trưởng nhanh, từ năm 1996

đến năm 2006 có nhiều chuyển biến, đặc biệt là trong những năm gần đây các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh chủ yếu vẫn là nông sản và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là các nông sản đã sơ chế hoặc chế biến như gạo, thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm,…

Về cơ cấu giá trị xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2006 tỉ trọng nông sản xuất khẩu giảm từ 53,3% xuống 33,1% nhưng tỉ trọng thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng từ 15% lên 50,3%.

Biu đồ 2.2. Cơ cu giá tr hàng xut khu tnh Đồng Tháp qua các năm

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu; mặt hàng nông - thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao năm 2006 chiếm 83,4%, hàng thủy sản ngày càng tăng và chiếm khoảng 50,3% chứng tỏ nền nông nghiệp Đồng Tháp đang từng bước có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản. Trước xu thế hội nhập; các mặt hàng nông sản của tỉnh bước đầu đã có sự chú ý về mặt chế biến hoặc sơ chế với các sản phẩm nổi bật như thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm,… Thị trường xuất khẩu truyền thống của tỉnh như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,…Gần đây, tỉnh có thêm thị trường mới như: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ôxtrâylia, ASEAN,… hàng hoá của tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã có mặt trên thị trường của 34 nước và vùng lãnh thổ.

Về nhập khẩu, tỉnh chủ yếu nhập các tư liệu sản xuất để phục vụ cho các ngành kinh tếđặc biệt là nông nghiệp như các máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ

sâu, nhiên liệu và một số mặt hàng khác như ô tô, máy móc, phụ tùng, dược phẩm, hàng gia dụng. Giai đoạn 1996 – 2000 kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 bắt đầu tăng nhanh 21,1%/năm, năm 2006 so với 2005 tăng 40,5%. Tình trạng nhập khẩu tăng tạo nên tình trạng nhập siêu chủ yếu là

do nhập xăng dầu. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu gấp 1,4 lần kim ngạch xuất khẩu.

Nhìn chung, trước sự phát triển của hoạt động thương mại, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trong nội địa và ngoài nước ngày càng mở

rộng, cùng với việc nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc, thiết bị tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Tháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 56)