Đường lối chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 58 - 60)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.3.6.Đường lối chính sách

Thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức mà Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra; riêng trong lĩnh vực nông nghiệp bước đầu đã thực hiện các chủ trương lớn:

“Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa. Đưa nhanh tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh , tạo điều kiện để hình thành nền nông nghiệp sạch;…”

Trên cơ sở những chủ trương chung, Đồng Tháp đã cụ thể hóa bằng cách:

“Phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa qui mô lớn, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất đề tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho nông dân. Xây dựng nông thôn với cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại, đời sống nhân dân nông thôn ngày càng được nâng cao”.

Với mục tiêu trên Nhà nước ban hành một số chính sách quan trọng có liên quan đến đất đai, nguồn vốn, con người, khoa học công nghệ.

- Chính sách vềđất: quy hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý cho việc sử

dụng đất đai; xây dựng khung giá đất hàng năm với nguyên tắc “không hồi tố”, từ đó giao đất, cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất. Xem đất là nguồn quan trọng trong mọi thương lượng, trao đổi phục vụ cho sản xuất và xây dựng các công trình công cộng.

- Chính sách tài chính ngân sách: do Đồng Tháp nằm trong diện khó khăn nên cần được Trung ương hỗ trợ về ngân sách để đầu tư xây dựng CSHT, đề nghị

Trung ương cho tỉnh được hưởng tỉ trọng điều tiết 100% cho các khoản thu phân chia theo Luật Ngân sách Nhà nước và được ổn định lâu dài. Có chính sách đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hệ thống giao thông, công trình thủy lợi, trạm trại giống, trạm bảo vệ thực vật, thú y. Đồng thời chú trọng

đầu tư cho các làng nghề truyền thống, công nghiệp chế biến ở nông thôn.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư: có chính sách thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế mà tỉnh có lợi thế về tiềm năng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Trong đó chính sách cung ứng và đào tạo lao động, xây dựng nhà ở cho công nhân, đảm bảo CSHT, kỹ thuật, chính sách tháo gỡ khó khăn cho những nhà đầu tư trên cơ sở phù hợp với các quy trình của pháp luật.

- Chính sách về vốn: hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề nông thôn bằng các hình thức cho vay đầu tư phát triển.

- Chính sách về khoa học công nghệ: hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp, ngư nghiệp thông qua công tác khuyến nông, khuyến ngư. Có chính sách hỗ trợ vốn và thuế để sử dụng công nghệ mới, giống mới. Bằng ngân sách địa phương, tỉnh có chính sách đầu tư nhằm thu thập thông tin, tăng cường công tác thống kê, trang web, phổ biến các thông tin, hình ảnh qua mạng internet, phổ biến các thông tin KHKT, thị trường cho các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tạo tiền đề cho CNH, HĐH nông nghiệp địa phương. Khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học, nhằm ứng dụng các công trình nghiên cứu phục vụ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

- Chính sách tạo việc làm cho lao động nông nghiệp: đầu tư xây dựng trường dạy nghề như trường Cao đẳng nghề, Cao đẳng Cộng đồng, trung tâm dạy nghề,…. để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của

- Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm: đầu tư xây dựng hệ thống chợ, chợđầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Đồng thời tổ chức quảng cáo sản phẩm thông qua mạng internet, hội chợ triển lãm để giới thiệu một số sản phẩm chủ đạo của tỉnh ở thị trường trong và ngoài nước.

Như vậy, với các chính sách trên đã tạo môi trường thuận lợi và ổn định cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, các chính sách này thường được bổ sung và sửa đổi hàng năm nhằm cụ thể hóa những chủ trương phát triển nông nghiệp của tỉnh phù hợp với tình hình thực tếđịa phương và sự thay đổi nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 58 - 60)