Nguồn lực tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên 1 Địa hình

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 45)

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.2.Nguồn lực tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên 1 Địa hình

2.1.2.1. Địa hình

Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 – 2m so với mực nước biển.

Địa hình tỉnh có sự phân hoá thành hai vùng:

Vùng phía Bắc sông Tiền gồm các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh; địa hình có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng có hệ thống gò cao từ biên giới Campuchia chạy xuống tới huyện Tháp Mười như Sa Rài, Gò Tháp... Riêng huyện Tân Hồng xuất hiện một số gò có độ cao cao nhất trong tỉnh từ 3,5  5,0m; phổ

biến trên 2,5m phần còn lại có độ cao từ 1,5m  2,0m và thấp nhất từ 0,8m – 1,0m.

Bng 2.1. Phân b din tích theo độ cao

STT Độ cao (m) Diện tích (ha) Diện tích cộng dồn (ha) Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0 2,0 – 2,5 2,5 – 3,0 3,0 – 3,5 3,5 – 4,0 > 4,0 Sông rạch 255 906 27 927 16 809 5 080 4 000 1 162 158 26 366 255 906 283 833 300 642 305 722 309 722 310 884 311 042 337 407 75,84 2,28 4,98 1,51 1,19 0,34 0,05 7,81 (Ngun: Vin KSTK Thy li Nam B năm 1982)

Vùng Bắc sông Tiền được phù sa bồi đắp hàng năm và là vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh. Đại bộ phận diện tích của vùng nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, địa hình bằng phẳng và tương đối đồng nhất, với hệ thống kênh rạch đưa nước ngọt từ sông Tiền vào nên việc tưới tiêu nướccó sự chủđộng cao, kết hợp với

các nhân tố tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu,…là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh lúa với qui mô lớn. Bên cạnh đó, vùng còn thích hợp cho sự

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng như trồng rau màu, phát triển kinh tế vườn, trồng và bảo tồn rừng tràm ngập nước, nuôi và vỗ béo đại gia súc, nuôi trồng thủy sản.

Vùng phía Nam sông Tiền nằm giữa sông Tiền và sông Hậu gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX Sa Đéc. Vùng này có dạng địa hình lòng máng với độ cao phổ biến từ 0,8m - 1,0m; cao nhất là 1,8m và thấp nhất là 0,5m. do

địa hình thấp nên tháng 9, 10 thường bị ngập nước. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu nhưng hạn chế trong việc cơ giới hoá nông nghiệp. Đất đai vùng giữa sông Tiền, sông Hậu và ven các sông lớn, kênh rạch với các dải đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm cùng với nguồn nước ngọt phong phú rất thuận lợi cho việc trồng lúa, rau màu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi ở mức độ thâm canh cao. Đặc biệt vùng ven sông Tiền và sông Hậu còn nhiều tiềm năng phát triển các loại hình nuôi cá công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh và cung cấp một nguồn nguyên liệu đáng kể cho ngành công nghiệp chế biến.

2.1.2.2. Đất đai

* Cơ cu các loi đất tnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp với một phần nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, phần còn lại nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Mặc dù được phù sa bồi đắp hàng năm nhưng tuỳ theo đặc điểm của địa hình từng vùng sự phân hoá các loại đất cũng khá đa dạng và phong phú với 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: diện tích 191.769 ha chiếm 59,06% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là nhóm đất được bồi đắp ven sông, độ phì cao; phân bố dọc bờ sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Gần đây tại một số vùng ven sông người dân còn chuyển diện tích đất trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất phèn: diện tích 84.382 ha chiếm 25,99% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này bị hạn chế bởi các độc tố chua như Al3+, Fe2+, SO42- và phân bố tại các vùng trũng Đồng Tháp Mười và các huyện thị phía Nam sông Tiền; loại đất này thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây tràm. Gần đây với các công trình rửa phèn đưa nước ngọt từ sông Tiền vào thông qua hệ thống kênh đào, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần tăng vụ lúa lên 2 – 3 vụ và năng suất cây trồng.

- Nhóm đất xám: diện tích 28.155 ha chiếm 8,67% diện tích tự nhiên. Đất xám được hình thành trên nền phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ), tầng đất mịn dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thấp phổ biến chủ yếu trên địa hình cao thuộc các huyện Tân Hồng và Hồng Ngự. Loại đất này thích hợp trồng một loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày; nơi đất thấp có đủ

nước thích hợp cho việc trồng lúa.

- Nhóm đất cát: diện tích 120 ha chiếm 0,04% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) thành phần cát là chủ yếu chiếm hơn 40% thành phần của đất; đất chua nhẹ, nghèo chất hữu cơ và dinh dưỡng. Đất hình thành trên đất cát giồng, phân bố chủ yếu ở huyện Tháp Mười. Do phân bốởđịa hình cao, dễ thoát nước nên thích hợp trồng hoa màu, cây ăn trái.

Bng 2.2. Các loi đất chính tnh Đồng Tháp

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên Đất phù sa Đất phèn Đất xám Đất cát Đất thuộc sông rạch 337.407 191.769 84.382 28.115 120 33.021 100 59,06 25,99 8,67 0,04 6,24

* Hin trng s dng đất

Năm 2006 đất sử dụng vào nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp là 255.422 ha chiếm 75,7% đất tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 228.553 ha chiếm 67,7% (lúa: 66,4%, màu và cây công nghiệp hàng năm: 1,3%), cây lâu năm là 22.403 ha chiếm 6,6% (cây ăn quả: 6,5%, cây công nghiệp lâu năm: 0,1%), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 4.466 ha chiếm 1,4% diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng 23.128 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên; đất khu dân cư 14.846 ha chiếm 4,4% diện tích tự

nhiên; đất chưa sử dụng 33.139 ha chiếm 9,8% diện tích tự nhiên và đất lâm nghiệp 10.872 ha chiếm 3,2% diện tích tự nhiên.

Như vậy, trong quá trình sử dụng đất tự nhiên của tỉnh chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất; còn lại đất chuyên dùng, đất khu dân cư và đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng thấp; riêng đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn 33.139 ha (9,8%), chủ yếu tập trung trong vùng trũng Đồng Tháp Mười và diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đây chính là vốn đất cơ bản có thể cải tạo, sử dụng nhằm góp phần mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

Bng 2.3. Hin trng s dng đất tnh Đồng Tháp năm 2006

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Tổng số

Đất nông nghiệp

- Cây hàng năm: + Lúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Màu và cây công nghiệp hàng năm - Cây lâu năm:

+ Cây công nghiệp lâu năm + Cây ăn quả

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

Đất dùng vào lâm nghiệp Đất chuyên dùng

Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng 337.407 255.422 228.553 223.859 4.694 22.403 464 21.939 4.466 10.872 23.128 14.846 33.139 100 75,7 67,7 66,4 1,3 6,6 0,1 6,5 1,4 3,2 6,9 4,4 9,8

2.1.2.3. Khí hậu

Khí hậu Đồng Tháp mang tính đồng nhất với khí hậu ĐBSCL vừa có tính chất của khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo vừa có tính chất gió mùa với những nét địa phương độc đáo”. Khí hậu Đồng Tháp cũng vậy chia làm hai mùa rõ rệt, song biên độ nhiệt giữa hai mùa không lớn lắm. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,30C, cao nhất là tháng 4: 29,50C thấp nhất là tháng 1: 25,10C. Số giờ nắng trung bình trong năm cao khoảng 2.522,4 giờ, cao nhất là tháng 4: 275,2 giờ, thấp nhất tháng 9: 143 giờ.

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, theo ngày và đêm. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 83,5%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 10: 86,7%, thấp nhất là tháng 12: 81,3%.

Lượng mưa trung bình năm của Đồng Tháp vào khoảng 1519,9mm và phân bố không đều, mùa mưa từ tháng V đến tháng XI chiếm từ 90 – 92% lượng mưa cả

năm, mưa tập trung cao nhất vào các tháng IX – X chiếm 30 – 40% lượng mưa cả

năm. Trong mùa mưa có những đợt khô hạn vào cuối tháng VII đến đầu tháng VIII. Số ngày mưa cũng phân bố không đều, tháng có ngày mưa nhiều nhất trùng với tháng có lượng mưa cao nhất, tháng X có số ngày mưa trung bình trên 15 ngày, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất bình quân mỗi năm có khoảng 120 ngày mưa.

Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng V đến tháng X, gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Ngoài ra vào tháng III – IV có gió Đông và Đông Nam còn gọi là “gió chướng”. Gió này từ biển Đông thổi vào đất liền làm nước biển dâng cao và xâm nhập sâu vào các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,… Đồng thời ở Đồng Tháp mực nước ngọt cũng được dâng cao thuận lợi cho việc bơm tưới cho cây trồng trong mùa khô.

Với đặc điểm khí hậu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển đặc biệt là trong sản xuất lúa. Đây cũng là nhân tố làm cho Đồng Tháp trở

thành một trong những tỉnh có sản lượng lúa cao của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, trong mùa mưa lượng nước lớn thường tập trung vào thời điểm thu hoạch lúa hè thu và thu đông gây nhiều khó khăn cho việc thu hoạch và phơi sấy lúa. Ngược lại, vào mùa khô thiếu nước nên cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Chính vì vậy, việc chủđộng nguồn nước tưới vào mùa khô là vấn đề cơ bản luôn được đặt ra cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 45)