Các loại đất trồng cao su chủ yếu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 50 - 52)

I. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU

3. Các loại đất trồng cao su chủ yếu tại Việt Nam

Có ba nhóm đất lớn mà cao su thường được trồng tại Việt Nam là đất đỏ bazan, đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Trong đó đất bazan và podzonlic có diện tích lớn nhất.

+ Đất đỏ bazan: Loại đất này có mặt ở phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên và một ít ở Quảng trị, Quảng Bình, Nghệ An và Vĩnh Phú. Về đặc điể m đất có màu nâu, nâu đỏ, đỏ nâu. Màu sắc thay đổi tùy theo bản chất và thành phần Cơ ôxit,

hyđrô-xit sắt chứa trong đất latosols hay Ferrasols. Nó được tạo thà nh do sự hủy hoại

của đá bazan và chiếm những vùng rộng lớn hàng tră m ngàn ha và nằm tên cao trình lớn hơn 100m. Đất đỏ rất đồng nhất, sâu và có cấu trúc tốt rất thích hợp cho việc trồng cao su. Trong cấu trúc thường chứa nhiề u sét, khoảng 60-65% sét, 80- 90% sét mùn, chỉ

có 3- 10% cát, vì thế khả năng trao đổi rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô. Về các đặc tính hóa lý, chất hữu cơ chứa khoảng 2,5%, carbon từ 1,5-1,7%, đạ m 0,15% đất khô, lân tổng số 2000- 3000ppm, lân dể tiêu 30ppm. Có nơi lân dể tiêu lên đến 100pp m, pH dao động từ 4,3-6. Trên những vùng bị để trống hay hoang hóa khá lâ u do

bị xói mòn nhiều nên hà m lượng các chất dinh dưỡng trở nên thấp hơn mức trung bình

đã được nêu ra ở trên, cần phải có các biện pháp tích cực để bồi dưỡng đất.

+ Đất xám phù sa cổ podzonlic (Acrilic): Theo cách gọi mới của hệ thố ng phân

loại mới của FAO là Acrilic. Đất này thường thấy nhiều ở Lai Khê, Phước Hòa, Tây

Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Pleicu và Phú Bổn (Ayunba). Tính chất

chung của đất xám là đất phù sa cổ tạo thành Cơ thềm đất có độ cao từ 0-100 m ở các

tỉnh Đông Nam Bộ và có những thề m cao hơn từ 100-200m tại khu vực Tây Nguyên.

Đó là nhữ ng loại đất có cấu trúc thô và rời rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng vì đã bị

rửa trôi lâ u ngày. Độ phì của đất biến thiê n rất nhiều tùy thuộc chính yếu vào độ sâu

hay cạn của mức thủy cấp. Có thể chia đất xá m thành 2 nhó m chính như sau:

* Nhóm 1: Dày, sâu, bằng phẳng và có mức thủy cấp sâu. Thấy nhiề u ở sông

Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn và trong khoảng giữa ha i tỉnh Biên Hòa - Thủ Dầu Một ngà y trước và Kon Tum. Loại đất này rất thuậ n lợi cho việc trồng cao su.

* Nhóm 2: Mấp mô, lồi lên lỏ m xuống, có dạng gò đống, đất cạn, tính chất thay đổi rất nhiều, nơi thì đất cao khô ráo, nơi thì đất thấp trũng nước. Thường thấy ở hai

bên bờ Sông Bé, khoảng giữa sông Sài Gòn và Đồng Nai khu vực gần tiếp giáp với đất đỏ, một ít cũng thấy ở Kon Tum.

Trắc diện thường thấy ở đất xám là có các tầng đất không được chuyển hóa rõ rệt

. Ở lớp mặt có mà u nâu xá m vì có chứa ít mùn, lớp dưới sâu vàng nhạt hoặc xá m nhạt

vì đã bị rửa trôi mất đi một phần chất màu mỡ. Ở sâu hơn 4-5m có lớp bồi tích oxit sắt

nhô m tạo thành một lớp laterite mề m, khi bị oxit hóa nó trở nên cứng chắc. Ở thành phần lớp mặt có đến 80-90% cát, lớp sâu hơn có cấu trúc pha bùn (limon) hoặc pha sét.

0,6%, hà m lượng hữu cơ khoảng 1% đất khô. Nhìn chung đất xá m thường nghèo mùn, N, P, K, Mg, Ca...Tuy nhiê n nó dể cày bừa, xới xáo, nhưng cần phải bón nhiều phân

hửu cơ và vô cơ. Ơ đất này lúc qui hoạch trồng cao su nên chú ý đến tầng laterite (kết

von) và mực thủy cấp nông.

+ Đất sa phiế n thạch (đất đỏ vàng trên đá sét và phiế n thạch):

Thấ y tại các vùng La m Sơn, Yên Mỹ (Thanh Hoá), 19/5 (Nghệ An), Việt Trung,

Lệ Ninh (Quảng Bình), và Quyết Thắng (Quảng Trị). Đất có thành phần cơ giới từ

trung bình đến nặng, pH từ 4-4,6, N tổng số nghèo (0,04%), K tổng số trung bình (0,1- 0,13), nghèo P và K dể tiêu.

Ngoài hai loại đất chính kể trên cần tha m khảo thêm loại đất nâu vàng trên phù sa cổ thấy nhiề u ở miền Trung, thường thấ y ở vùng Khu Bốn cũ. Loại đất này thường

nằm trên địa hình gợn sóng dốc thoải, đất có thành phần cơ giới trung bình có nơi bị

kết von, pH 4,4-5, nghèo dinh dưỡng (P tổng số 0,1% và K tổng số 0,21%).

Để có cơ sở khoa học cho việc đầu tư và xác định vùng đất trồng tại nước ta đã

định ra các nguyên tắc để phân hạng đất trồng cao su. Những nguyên tắc này chủ yếu

dựa theo sự phân hạng đất theo FAO mà căn cứ vào các yếu tố hạn chế của các chỉ tiêu khảo sát để phân hạ ng, gồm các chỉ tiêu khí hậu và đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và mức sản xuất của cây cao su.

Các chỉ tiêu để phân hạng gồm có độ sâu tầng đất canh tác, thành phần cơ giới, tiêu thoát nước bề mặt, độ mùn và độ phì. Về khí hậu có lượng mưa, số tháng khô hạn,

bốc thoát nước mùa khô, nhiệt độ và gió cực đại. Trên cơ sở này người ta phân đất

thành 5 hạng gồm 3 hạng từ rất thích hợp đến thích hợp ké m và hai hạng gồ m không

thíc h hợp tạm thời và không thích hợp vĩnh viễn. Trên cơ sở này người trồng cao su có

thể dể dàng xác định mức đầu tư và thu nhập cho vườn cao su của mình.

Bài 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAO SU

I. KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG CÂY CAO SU

Cũng như nhiề u loại cây ăn quả, cây lâu năm khác giống cao su là những dòng vô

tính do được nhân bằng phương pháp vô tính là chủ yếu.

Vào thời kỳ đầu của ngành sản xuất cao su, việc dùng hạt giống để mở rộng diện

tích cao su là chủ yếu. Có khi người ta chọn những hạt tốt từ những cây bố mẹ tốt để

là m giống. Tuy nhiên, những vườn cao su trồng từ hạt chọn như vậy không cho kết

quả về năng suất nhưng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.Vườn cây thường không đồng đều (Cv = 10-15%). Người ta thấy rằng chỉ có 30% số cây trong vườn có thể cho đến

50% sản lượng. Nếu hạt của những cây này được đem trồng thì kết quả biến động về năng suất ở đời sau cũng tương tự. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sự di truyề n Cơ đặc tính khác nha u của nhiề u tổ tiên và bố mẹ trong quá khứ được thực hiện bởi quá

trình giao phấn tạo nên. Vì thế, việc lai hoa ngày nay chỉ dùng để tạo ra những cây mẹ có đầy đủ Cơ phẩ m chất tốt theo yêu cầu của con người, từ đó dùng phương pháp nhân vô tính để nhân lên nhằ m duy trì toàn vẹn Cơ đặc tính mong muốn ở cây mẹ.

Kỹ thuật nhâ n giố ng vô tính hiệ n nay cho cao su là ghép mắt. Giống cần nhân sẽ

là mắt ghép cho cây con tương lai và gốc được tạo nên trước đó bằng cách gieo hạt.

Với phương pháp nhân này vườn cây sẽ có mức độ sinh trưởng đồng đều. Sự biến động trong vườn cây vẫn còn do bị ảnh hưởng bởi gốc ghép (được nhân bằng hạt). Phương

pháp giâ m mầ m cao su trong ống nghiệ m mang nhiều hứa hẹn hơn, Cv sẽ giả m nhiều hơn và các đặc tính của cây mẹ cũng được bảo toàn tối đa. Tuy vậ y phương pháp này cho đến nay vẫn còn trong phòng thí nghiệ m.

Dù bằng phương pháp nhân vô tính nào thì kiểu gen của quần thể cây con được nhâ n luôn đồng nhất và hoàn toàn khác với phương pháp nhân hữu tính kiểu gen thường không giống nhau giữa các cá thể. Vì thế, đối với giống được nhân bằng phương pháp hữu tính thì gọi là “giống” (variety), trong khi giống vô tính thì gọ i là “dòng vô tính” (clone).

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 50 - 52)