Thiết kế vườn trồng:

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 103 - 105)

+ Yê u cầu: Tuỳ thuộc vào dạng địa hình mà có phương pháp thiết kế khác nhau, nhưng bất cứ hình thức nào cũng phải đả m bảo các yêu cầu sau:

Đả m bảo diện tíc h trồng cà phê lớn nhất, đạt trên 95% tổng diện tíc h.

Đả m bảo cơ giới hoá và sử dụng các nông cụ cơ khí nhỏ hoạt động được thuận

tiện trong suốt chu kỳ sản xuất.

Bảo vệ được đất, giữ được ẩm, chống được xói mòn, giả m vận tốc gió, hạn chế được cường độ bức xạ của ánh sáng ở nhữ ng vùng cần thiết.

Thuận tiệ n cho vận chuyể n, chuyên chở sản phẩm và vật tư kỹ thuật.

Phải có các công trình phụ phục vụ sản xuất và hệ thống tưới.

+ Thiết kế lô trồng: Để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch và đảm

bảo sự chă m sóc được đồng đều hơn trong vườn cà phê người ta chia vùng đất thành các phần nhỏ, có diện tích là 1ha được gọi là lô. Các lô thường bố trí theo hình vuô ng (100 x 100 m). Giữa các lô có đường phụ thường được gọi là đường lô.

+ Thiết kế đai rừng phòng hộ và đường vận chuyển:

* Đai rừng phòng hộ: Gồm có đai rừng chính trồng các hàng cây vuông góc với hướng gió cũng thường sát với các trục đường lớn. Trên đất dốc cứ khoảng 200- 300m trồng một đai rừng (chiều dài bằng 2-3 cạnh của một lô). Ở vùng đất bằng cùng với

việc thiết kế các lô trồng theo khối cũng phải trồng đai rừng chính, khoảng cách 500m

trồng một đai rừng.

* Đai rừng phụ: Trồng các hàng cây vuông gốc với đai rừng chính và thường sát

với các đường lô, khoảng cách giữa các đai rừng phụ như khoảng cách của đai rừng

chính. Song song với đai rừng chính trên các lô sẽ bố trí trồng các loại cây che bóng

lâu dài. Khoảng cách các hàng cây hoặc khoảng cách giữa các cây trồng dày hay thưa

hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình, độ cao vùng đất, giống cà phê, vận tốc gió, chế độ

chiế u sáng, chế độ nhiệt.

* Đường vận chuyể n: Vị trí của đường phụ thuộc vào thiết kế lô trồng, khối

trồng, thường các đường trục chính đảm bảo cho các xe lớn hoạt động, quay xe được,

mặt đường rộng từ 4-7m thường các đường này sát với các đai rừng chính. Các đường

phụ là các đường lô.

Chú ý: Khi trồng cà phê trên đất dốc cần chú ý các đường như dường lên đồi, đường quanh đồi, đường chân đồi và đường liê n đồi.

kế các hồ đập và hệ thống tưới là rất quan trọng, thực tế một số vùng trồng cà phê ở

Tây Nguyên quá xa các nguồn nước, nơi có mạc h nước ngầm thấp đã dẫn đến năng

suất cà phê rất thấp, tuổi thọ vườn cây ngắn, cá biệt có những vườn cà phê đã chết gần

hết trong thời kỳ KTCB do khô hạn thiếu nước.

Khi xây dựng các hồ đập cần chú ý vị trí và cao trình của hồ đập khi thiết kế, trữ lượng nước trong mùa khô để có hiệ u quả sử dụng. Chú ý khi xây dựng hồ đập sẽ làm cho mạch nước ngầ m khu vực gần hồ đập lên cao hơn. Vì vậy, cần quan sát điề u tra lại trước khi trồng cà phê.

- Mật độ - khoảng cách - cách trồng cà phê : + Mật độ, khoảng cách trồng cà phê:

Cơ sở khoa học để bố trí mật độ: Căn cứ vào khí hậu vùng sinh thái, căn cứ vào

điều kiện canh tác, căn cứu vào đặc tính của từng chửng cà phê...

Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của vùng sản xuất mà ở nước ta hiệ n nay đang

trồng với các mật độ theo bảng trên (8.3).

Hiệ n nay người ta thường áp dụng cách trồng ô vuông hoặc nanh sấu, hoặc tam

giác cân tuỳ theo địa hình. Nơi đất có độ dốc thường trồng nanh sấu hoặc ta m giác cân.

Bảng 8.3. Mật độ phổ biế n của một số giống cà phê

Giống cà phê Khoảng cách (m) Mật độ (hố/ha) Số cây trê n hố

Catimor, Catura, Catua i 2,0 x 1,5 3.300 1 Catimor, Catura, Catua i 2,0 x 1,0 5.000 1 Catimor, Catura, Catua i 1,8 x 1,2 4.600 1 Bourbon & Mundonovo, Typica 3,0 x 2,0 1.660 1 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 2,0 1.660 1-2 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 2,5 1.331 1-2 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 3,0 1.110 2

+ Đào hố, phân bón, kỹ thuật trồng, tạo bồn quanh gốc và tủ gốc

* Đào hố: Khi đã xác định được mật độ, ta xác định vị trí đào hố sao cho thẳng

hàng, hố vuông, kíc h thước 40 x 40 x 40c m. Nếu trồng 2 cây đào hố chữ nhật chiề u dài 70- 80cm x chiề u rộng 40 x sâu 40c m. Hố trồng nếu bón nhiều phân chuồng nên đào

rộng và sâu hơn .

* Phân bón: Nhất thiết khi trồng phải có phân hữu cơ ủ hoai mục trước khi đưa

vào hố. Chú ý không sử dụng phân hữu cơ tươi đặc biệt là phân lợn tươi. Lượng phân

Phân hữu cơ: 10 -25kg Phân lân nung chảy: 500g

Phân Amon Sunfat: 50g Phân Kali Sunfat: 25g

Trước khi trồng, trộn đều phân hữu cơ đã ủ cùng với lượng N, P, K và đất mặt.

* Kỹ thuật trồng: Dù bất cứ phương pháp nào, giống cà phê nào thì khi trồng

cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau: Không làm vỡ bầu cây, cây trong hố phải đặt

thẳng đứng.

Cách trồng: Đào một hố nhỏ có kích thước bằng kích thước bầu cây ở giữa hố,

nhẹ nhà ng đặt cây vào và gạt đất, nén đất nhẹ đều quanh gốc cây (nén đất quanh hố

bằng chân phía ngoài của bầu cây).

Nếu trong một hố trồng 2 cây thì đào 2 hố nhỏ cách nha u 20-25c m đều ở giữa hố.

Nếu bầu bằng túi Polietylen thì phả i xé bầu trước khi trồng. Khi trồng mặt bầu phải

thấp hơn mặt đất 15-20c m (trồng âm).

* Tạo bồn: Sau khi trồng xong phả i cuốc đất xung quanh gốc, đắp gờ tạo thành bồn hình lòng chảo, sau đó tưới nước ngay để cho cây chặt gốc và rễ nhanh bén với đất

của hố.

Chú ý: Xẻ một rảnh nhỏ để thoát nước khi có mưa lớn.

* Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ khô, lá cây phủ một lớp dày 20cm quanh gốc và khắp

mặt bồn.

Chú ý: Không để nguyên liệu tủ sát gốc mà cách 10c m quanh gốc. Tủ gốc xong

cần rải một lớp đất mỏ ng để tránh gió cuốn và phòng cháy.

- Thời vụ trồng cà phê

+ Các tỉnh phía Bắc: Thời vụ chính từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6, thời vụ phụ vào đầu tháng 2.

+ Nghệ An: Chính vụ từ đầu thá ng 8 đến 15 tháng 9, thời vụ phụ đầu tháng 5.

+ Tây Nguyê n và Đông Nam Bộ: Bắt đầu trồng từ 15/5 đến 15/7, thời vụ thíc h

hợp nhất là trong tháng 6 ở Tây Nguyên.

+ Các tỉnh phía Nam: Vụ Xuâ n từ tháng 2 đến đầu tháng 3, vụ Thu từ tháng 8 đến đầu tháng 9.

IV. CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG- Dặ m cây, tủ gốc:

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)