III. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ
2. Phương pháp chọn giống chè: Dựa trên những đặc điểm của giống chè tốt, cần đi theo hướng chọn lọc tr ên các giống chè sẵn có là chính Đồng thời tích cực nhập nội,
thuầ n hóa những giống chè tốt trên thế giới. Từ đó tiến hành lai tạo hoặc gây đột biến ở
một mức độ nhất định, để tạo ra những giống chè mới không có sẵn trong thiê n nhiên. Trình tự các bước như sau: Thu thập giố ng ở trong và ngoài nước làm vật liệu
khởi đầu, sau đó chọn lọc cây tốt; So sánh giống đã được chọn lọc để xác định giố ng
tốt; Nhân giống tốt sau khi đã tuyển chọn.
+ Các phương pháp cụ thể :
* Lựa chọn hỗn hợp: Là chọn cây tốt trong quần thể nguyên thủy. Hạt hoặc cành
được lựa chọn ở những cây tốt đem hỗn hợp lại, sau đó đem gieo chung và đe m giám định so sánh.
* Lựa chọn cá thể: Từ quần thể nguyên thủy chọn ra nhữ ng cá thể tốt và được
tách riêng thành từng dòng. Sau đó quan sát và theo dõi, chọn ra những dòng tốt đem giám định và so sánh. Phương pháp này có nhiề u ưu điểm và thường được dùng phổ
biến trong công tác chọn tạo giống chè.
* Lựa chọn tập đoàn: Thực chất là chọ n hỗn hợp, song từ tập đoàn nguyên thuỷ
tìm ra những nhó m giố ng có đặc tính khác nha u, sau đó tiế n hành chọn lọc hỗn hợp các nhó m đã được phâ n lập.
* Tạo giống chè bằng phương pháp gây đột biế n: Bằng phương pháp gây đột
biến có thể thay đổi một số đặc tính của cây mà nhiều khi lai tạo không tạo ra được.
Với các nước trồng chè tiên tiến phưong pháp này được ứng dụng rộng rãi và thu được
kết quả tốt như ở Nhật Bản, Gruzia...
* Lai giống: So với các phương pháp tạo giống khác thì la i giố ng tương đối khó
thực hiện và chậm. Vì thành công của lai giống phụ thuộc chặt chẽ vào chọn cặp bố mẹ
và chọn dòng lai để theo dõi giá m định so sánh.