Điều kiện đất đai và địa hình:

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 137 - 138)

III. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ

1. Điều kiện đất đai và địa hình:

So với một số cây công nghiệp dài ngày khác thì chè là cây không yêu cầu khắt

khe lắ m về đất. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng tốt, nương chè có nhiệ m kỳ kinh tế

dài, có khả năng cho năng suất cao ổn định thì chè phải được trồng ở những nơi đất tốt.

+ Độ chua: Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Độ pH (KCl) thíc h hợp

nhất cho cây chè là từ 4,5 - 5,5 trong điề u kiện pH (KCl) < 3,5 cây chè có lá xanh sẫm,

chết dần, trong điều kiện pH(KCl) >7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết. Các nhà khoa học

cũng xác định rằng giới hạn dưới về pH (KCl) của đất trồng chè là 4,0 và dưới hạn trên là 6,5.

Thực tế ở Việt Nam, chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên... đa số đất có phản ứng từ hơi chua đến chua. Khi chọn đất trồng chè người ta thường căn cứ vào các cây chỉ thị độ chua như cây sim, mua, cỏ tế, guột

và tiến hành phân tích đất.

+ Tầng dày, kế t cấu đất, thành phần cơ giới và chế độ nước: Nói chung cây

chè sinh trưởng tốt ở đất có tầng dày = 1m. Giới hạn cuối cùng về đất trồng chè là 0,5m. Về thành phần cơ giới, chè ưa các loại đất từ pha cát đến thịt nặng. Chè được

đẹp, hương thơm tự nhiên, vị đượm. Ngược lạ i chè được trồng trên đất thịt nặng sản

phẩ m chè xanh sẽ có màu nước vàng, vị đắng, chè được trồng trên đất xấu, nghèo kiệt dinh dưỡng sản phẩ m chè xanh có vị nhạt, hà m lượng chất hòa tan thấp.

Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có kết cấu viên, tơi xốp. Trên các loại đất này bộ

rễ phát triển tốt, hệ sinh vật hoạt động mạ nh, cây chè có tuổi thọ cao.

Chè là cây cần nước, tuy nhiên không có khả năng chịu úng, chỉ nên trồng chè ở

những nơi có mực nước ngầ m ở dưới độ sâu 1m.

+ Mùn và các chất dinh dưỡng: Mùn là chỉ tiêu cơ bản đối với đất trồng chè.

Đất càng nhiều mùn trồng chè càng tốt. Ở Việt Nam đa số đất trồng chè đều nghèo

mùn, hàm lượng mùn biến động từ 1- 3%.

Trong quá trình thiết kế trồng chè cần có biện pháp bảo vệ, bổ sung hà m lượng mùn cho đất trồng chè như trồng cây phân xanh, cây họ đậu, bón phân hữu cơ, hạn chế

rửa trôi, xói mòn...

Cây chè cần rất nhiều nguyên tố hoá học (17 nguyê n tố) song quan trọng nhất vẫn

là NPK. Các nguyên tố trung lượng và vi lượng củng ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩ m chất chè.

Trong thực tế khi khảo sát đất trồng chè cần đặc biệt chú ý các đặc tính lý học và

độ chua sau đó mới đến các yếu tố dinh dưỡng vì con người có thể dễ dàng bổ sung các

nguyên tố này qua con đường bón phân.

+ Độ cao và địa hình: Thực tiễn ở các nước trồng chè trên thế giới cho thấy: Chè

được trồng trên núi cao thường có chất lượng tốt.

Ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản người ta thấy chè trồng trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Nhiề u tác giả Liên Xô:

Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở những nơi có địa thế cao hơn mặt nước biển (ở một chừng mực nào đó) thì khuynh hướng tạo và tích luỹ tanin càng lớn.

Ở Việt Nam chè được trồng ở các vùng núi cao như: Hà Giang, Tà Sùa, Mộc Châu (Sơn La), Nghĩa Lộ thường có chất lượng tốt hơn ở vùng thấp.

Địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới tiể u khí hậ u vùng chè, ảnh hưởng tới xói mòn

đất, tới khả năng cơ giới hóa sản xuất chè. Phần lớn chè được trồng trên đất dốc, địa

hình lớn chia cắt càng nhiề u thì càng ảnh lớn đến chế độ nước. Đất dốc sẽ dẫn tới sự

xói mòn đất nếu canh tác không hợp lý và không có biện pháp bảo vệ đất thích hợp. Thô ng thường chỉ trồng chè ở những nơi có độ dốc < 250.

Một phần của tài liệu Cây công nghiệp dài ngày (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)