II. Tình hình dịch cúm gia cầm
1. Những tồn tại trong chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung ch-a phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo ph-ơng thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Ng-ời dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, ch-a đ-ợc đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nh-ng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hóa, là xu thế phát triển nh-ng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu t- lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị tr-ờng ổn định. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo ph-ơng thức này chỉ đạt 30 - 35% về số l-ợng đầu con. Hầu hết các địa ph-ơng vẫn ch-a quy hoạch và ch-a có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân c-. Đầu t- nguồn lực của xã hội cho chăn nuôi còn nhỏ bé.
Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị tr-ờng quốc tế thấp. Các giống gà bản địa đ-ợc sản xuất theo ph-ơng thức tự sản xuất, tự tiêu với năng suất rất thấp do đặc điểm chất l-ợng con giống và ch-a đ-ợc đầu t- chọn lọc, cải tạo. Còn lại 100% các giống công nghiệp năng suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ n-ớc ngoài, nh-ng các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Do năng suất thấp, giá thành thịt, trứng sản xuất trong n-ớc cao, nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị truờng quốc tế thấp. Cho đến thời điểm này, thịt và trứng gà vẫn chỉ tiêu thụ trong n-ớc, ch-a thể xuất khẩu.
Công nghiệp giết mổ, chế biến gà còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm ch-a đảm bảo. Hầu hết việc giết mổ gà vẫn là thủ công, phân tán. Gà tr-ớc khi giết mổ phần lớn ch-a đ-ợc kiểm dịch. Sản phẩm thịt đ-ợc tiêu thụ chủ yếu ở dạng t-ơi sống, ch-a có nhiều sản phẩm thịt, trứng đ-ợc chế biến công nghiệp. Thực trạng sản phẩm gà t-ơi sống bày bán ở các chợ ch-a đ-ợc kiểm soát và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại lớn của ng-ời tiêu dùng. Điều này chẳng những làm giảm giá trị của ngành chăn nuôi gà mà còn tác động xấu đến thị tr-ờng đ-ợc thể hiện rõ nhất trong đợt dịch cúm cuối năm 2005 vừa qua.
Tác động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững của chăn nuôi gà. Dịch bệnh ch-a đ-ợc kiểm soát và th-ờng xuyên xảy ra. Công tác vệ sinh, phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn ch-a đ-ợc ng-ời chăn nuôi chú trọng. Tỷ lệ đàn gà nuôi chăn thả tự do trong nông hộ đ-ợc tiêm phòng còn thấp, chỉ mới đạt 40-50% so với tổng đàn. Nh- đã phân
tích ở phần trên, qua gần 4 năm, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến hết sức phức tạp. Tr-ớc nguy cơ của dịch cúm, ng-ời chăn nuôi, các doanh nghiệp ch-a yên tâm đầu t-, sản xuất chịu giá thành, chi phí cao và khó có thể khẳng định trong thời gian ngắn có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất nếu không có những biện pháp quyết liệt đổi mới ph-ơng thức chăn nuôi và các chính sách đầu t-, hỗ trợ thích đáng để đổi mới ngành chăn nuôi gà.
2. Thành tựu
Tốc độ tăng đàn tr-ớc khi xẩy ra dịch cúm gia cầm có số l-ợng gà hàng năm tăng tr-ởng ở mức cao. Tổng đàn gà cả n-ớc năm 2001 là 147 triệu con, năm 2003 là 185 triệu con và đến năm 2006 chỉ còn 151,9 triệu con. Sản phẩm của chăn nuôi gà tr-ớc dịch cúm gia cầm tăng tr-ởng bình quân 8,4% đối với thịt và trứng là 8,9%.
Thành công nổi bật trong chăn nuôi gà là nghiên cứu chọn tạo các dòng, giống gà h-ớng trứng, h-ớng thịt. Theo báo cáo một số kết quả nghiên cứu khoa học đ-ợc áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi của ông Nguyễn Đăng Vang, nh- gà Ri vàng rơm tuổi thành thục 134 ngày tuổi, sản l-ợng trứng tăng từ 109 quả lên 126,8 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61kg. Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi đã cho kết quả tốt nh- gà L-ơng Ph-ợng LV1, LV2 và LV3, gà Sasso, gà Kabir, gà Ai Cập có sản l-ợng trứng 68 tuần tuổi đạt 145,49 - 202 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,374 - 3,51 kg thức ăn/10 quả. Gà th-ơng phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi đạt 1738 - 2075 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,6 - 2,8 kg. Các dòng gà lai nh- gà X44 - ISA, gà K-ISA, gà L-ISA, gà lai XLV44... có năng suất trứng đạt 173,8 - 175,7 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đạt 2,83- 3,00kg. Từ năm 2001 trở lại đây, giống gà thích hợp cho thả v-ờn đ-ợc phát triển mạnh.
Các giống gà L-ơng Ph-ợng, Kabir, Ai Cập, gà địa ph-ơng nh- gà Ri, gà Mía đ-ợc nuôi thành trang trại có quy mô 200 - 4.000 con/hộ gia đình. Mỗi năm các trung tâm thuộc Viện Chăn nuôi sản xuất và cung cấp cho nhân dân 900.000 - 1.500.000 gà bố mẹ để các trang trại tiếp tục nhân giống cho hầu hết các tỉnh trong cả n-ớc. Từng b-ớc thay thế gà giống nhập khẩu. Góp phần nâng cao chất l-ợng cuộc sống và tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số l-ợng với tổng số là 2.837 trang trại, chiếm 16,0% so với tổng số trang trại toàn quốc, trong đó, trang trại chăn nuôi gà là 1.950 trang trại. Do lợi thế về hệ số vòng quay nhanh, nên theo đánh giá của các chuyên gia, trang trại gia cầm lẽ ra phải chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số trang trại. Tuy vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch cúm gia liên tục xẩy ra ở n-ớc ta, khiến số l-ợng trang trại gia cầm nói chung và trang trại gà nói riêng trên thực tế phát triển chậm so với tiềm năng.
Quy mô chăn nuôi trang trại gà thịt: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/trang trại với số l-ợng là 1.342 trang trại, chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000 con/TT là 401 TT, chiếm 20,6%, từ 8.000-11.000 con/TT là 82 TT, chiếm
4,2%, từ 11.000-15.000 con/TT là 67 TT chiếm 3,4% và trên 15.000 con/TT là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà thịt lớn nhất là ĐNB có 33 TT với quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000 con/TT; tiếp đến là ĐBSH có 9 TT có quy mô từ 11.000-15.000 con/TT và 7 TT có quy mô trên 15.000 con/TT. Quy mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000-5.000 con/TT, là hình thức TT hộ gia đình và chăn nuôi gia công cho các công ty n-ớc ngoài (quy mô 4.000-5.000 con/TT gia công). Quy mô 5.000-10.000 con/TT còn rất ít. ĐBSH và ĐNB không những là vùng có số l-ợng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gà trên một trại cũng lớn nhất cả n-ớc.
Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả v-ờn với quy mô từ 8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình trong số đó là trang trại của hộ L-u Thị Tám ở tỉnh Hải D-ơng đã đầu t- trên 10 tỷ đồng, nuôi 100.000 gà siêu trứng/lứa, doanh thu 15,18 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 712 triệu đồng/năm, từ nhiều năm nay luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trang trại ông Khuất Quang Thụy ở Hà Tây đầu t- trên 300 triệu đồng nuôi gia công cho Công ty CP mỗi lứa 10.000 gà thịt. Các chủ TT khác nh- Nguyễn Văn Th-ơng, Đoàn Trọng Định, Đỗ Văn Chè cũng ở Hà Tây nuôi từ 10.000- 15.000 gà thịt/lứa đạt hiệu quả kinh tế cao. Tại các huyện An Lão, An D-ơng, Kiến Thuỵ, Kiến An (Hải Phòng) có hơn 20 chủ trang trại nuôi từ 6.000 đến 25.000 con/lứa luôn bảo đảm an toàn dịch bệnh, doanh thu mỗi cơ sở từ 600 đến 700 triệu đồng/năm.
Chăn nuôi trang trại, tập trung đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chủ trang trại mà còn có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng của thị tr-ờng. Chăn nuôi trang trại, tập trung còn có điều kiện thực hiện an toàn sinh học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi tr-ờng nông thôn.
Hệ thống chế biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ năm 2005 đến nay đã có một số tỉnh quan tâm đến hệ thống giết mổ gà tập trung tự động và bán tự động nh-ng phần lớn vẫn giết mổ bằng thủ công theo ph-ơng pháp bán tự động.