Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đổi mới chăn nuôi lợn (Trang 47 - 49)

1. Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiến vị trí quan trọng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm, cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của n-ớc ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ bé. Bình quân sản l-ợng thịt xẻ, trứng/ng-ời chỉ đạt 4,5-5,4 kg/ng-ời/năm và 35 trứng/ng-ời/năm. Sản xuất ch-a t-ơng xứng với tiềm năng, sản phẩm ch-a đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Một l-ợng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ n-ớc ngoài về dù thuế suất nhất định nh-ng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng b-ớc chiếm lĩnh một phần thị tr-ờng Việt Nam. Nh- vậy, chăn nuôi gà còn thị tr-ờng rộng lớn đầy tiềm năng trong n-ớc trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh, nhất là sau khi quá trình hội nhập WTO.

2. Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đến nay gần nh- ch-a có gì đáng kể. Đến 01/3/2006, toàn quốc có 136 cơ sở

giết mổ, chế biến nh-ng phần lớn là các cơ sở nhỏ, dây chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, ch-a đảm bảo vệ sinh môi tr-ờng, sản phẩm ch-a thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý thị tr-ờng còn nhiều bất cập, ch-a kiểm soát đ-ợc việc buôn bán, giết mổ gà sống trong các nội thành, nội thị nên ng-ời đầu t- ch-a yên tâm; sản xuất, kinh doanh nhiều khi bị thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và thị tr-ờng sản phẩm chăn nuôi gà qua chế biến còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, hơn 95% sản phẩm đ-ợc tiêu thụ d-ới dạng t-ơi sống. Buôn bán, giết mổ thủ công tràn lan làm ô nhiễm môi tr-ờng, lây lan phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sản xuất không đ-ợc chế biến không những làm giảm giá trị ngành chăn nuôi gà mà còn giảm lòng tin của ng-ời tiêu dùng, thị tr-ờng phát triển không bền vững.

3. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam trong 4 năm qua đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là chăn nuôi gà để lại hậu quả nặng nề cả về kinh tế, xã hội. Từ tháng 12/2003 đến tháng 6/2007, dịch đã xảy ra 5 đợt, số gà chết và tiêu huỷ gần 50 triệu con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dịch cúm gia cầm còn gây nguy hiểm là đã lây nhiễm sang ng-ời bệnh cúm virus H5N1. Việt Nam đã có 98 ng-ời mắc trong 4 năm qua, trong đó 44 ng-ời đã tử vong. Dịch cúm gia cầm còn làm ngừng trệ nhiều ngành sản xuất liên quan, ảnh h-ớng lớn đến thị tr-ờng, góp phần làm gia tăng lạm phát liên tục trong hai năm qua. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận xét: lạm phát 3 năm qua của Việt Nam do tăng giá xăng dầu và dịch cúm gia cầm và còn lạm phát tiếp tục ở mức cao.

Nguyên nhân bùng phát và tái phát dịch chủ yếu do ph-ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; buôn bán, vận chuyển, giết mổ thủ công tràn lan… dẫn đến ô nhiễm môi tr-ờng nghiêm trọng và làm lây lan dịch bệnh.

Chính phủ đã phải thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ Trung -ơng xuống tận các xã, ph-ờng. Đã huy động mọi tổ chức chính trị, xã hội… tham gia phòng chống dịch. Thời kỳ cao điểm có đến gần 100.000 ng-ời tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch. Chi phí phòng chống dịch của Chính phủ và các địa ph-ơng trong 4 năm qua tuy ch-a thống kê hết đ-ợc nh-ng -ớc tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng ngàn tấn hoá chất đã đ-ợc sử dụng, chắc chắn ảnh h-ởng lớn đến môi tr-ờng.

4. Dịch cúm gia cầm trên thế giới

Dịch cúm gia cầm đã là nguy cơ đe dọa toàn cầu. Hiện dịch đã trở thành đại dịch và lan rộng đến gần 50 quốc gia ở 3 châu lục: châu Âu, châu á và châu Phi. Đã có 358 ng-ời nhiễm bệnh cúm do vi rút H5N1 và 171 ng-ời đã tử vong. Dịch đang có nguy cơ lan rộng nếu không đ-ợc kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay, Đông Nam á là tâm điểm của dịch cúm gia cầm, trong khi nhiều quốc gia ch-a sẵn sàng đối phó với dịch cúm (Indonesia, Mianma, Campuchia…), Indonesia là quốc gia có số ng-ời chết nhiều nhất (77 ng-ời) vì dịch cúm gia cầm. Đó là những nguy cơ cận kề lây truyền đến Việt Nam. Tr-ớc nguy cơ đại dịch toàn cầu, toàn thế giới hiện đang có những nỗ lực cao

để khống chế dịch cúm gia cầm. Tại Hội nghị Bắc Kinh ngày 17-18/01/2006, cộng đồng quốc tế đã cam kết chi 1,9 tỷ đôla, trong đó 1 tỷ đôla là viện trợ không hoàn lại và 900 trịêu đôla là cho vay -u đãi để hỗ trợ công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cho các quốc gia bị dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới.

iii. tính cấp thiết của đề án

1. Từ những tồn tại và nguy cơ trên, để nâng cao năng suất chăn nuôi, chủ động kiểm soát, khống chế và tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm, giảm nguồn gốc của nguy cơ lây nhiễm sang ng-ời cần đòi hỏi cấp bách phải tổ chức lại ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà theo h-ớng tập trung, công nghiệp, chăn nuôi có kiểm soát. Đồng thời xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi tr-ờng, cung cấp các sản phẩm an toàn cho ng-ời tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Đổi mới ngành chăn nuôi gà còn làm tăng năng xuất, hiệu quả và phát triển bền vững, nó phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế đất n-ớc theo h-ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế huy động mọi nguồn lực phòng chống dịch cúm gia cầm để cùng thế giới ngăn chặn thảm hoạ đại dịch cúm trên ng-ời. Tại Hội nghị Bắc Kinh, Việt Nam đã trình bày kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống đại dịch cúm gia cầm “Sách đỏ-Red book”. Sau tuyên bố Bắc Kinh, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nhà t- vấn quốc tế xây dựng chi tiết kế hoạch này “Sách xanh-Green book”. Tại Hội nghị APEC diễn ra vào ngày 4-6/5/2006 tại Đà Nẵng, Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh và kêu gọi cộng đồng các quốc gia APEC tăng c-ờng hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên ng-ời và đã đ-ợc các n-ớc đồng tình và cam kết ủng hộ mạnh mẽ với ngân sách dự kiến cho giai đoạn 2006-2010 là 452.000.000 USD, trong đó Chính phủ Việt Nam cam kết chi 227.000.000 USD và đề xuất quốc tế hỗ trợ 225.000.000 USD để phòng chống dịch cúm gia cầm. Hiện các nguồn viện trợ đến 2007 đã đạt 38 triệu USD (cho cả ngành nông nghiệp và y tế-Dự án VAHIP). Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng đã cho Việt Nam vay 65 triệu USD để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi.

3. Chính những lý do trên mà việc xây dựng đề án đổi mới chăn nuôi gà giai đoạn 2007 - 2020 là cần thiết.

Một phần của tài liệu Đổi mới chăn nuôi lợn (Trang 47 - 49)