16. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Thi đua tuyên truyền.
3.2.1. Về phía Nhà nước và Tổng công ty.
* Nhà nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý, các điều kiện làm
cơ sở trước khi Việt nam mở cửa hội nhập hẳn với khu vực và thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu những định hướng về cơ chế
bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước….trong đó cần “kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số lĩnh
vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân….”.
Ngành điện lực cũng không nằm ngoài xu hướng cải tiến và đổi mới trên.
Sau 7 năm xây dựng dự thảo Luật Điện lực vừa được Bộ công nghiệp hoàn tất,
với mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất
loại hàng hoá có tính chất đặc biệt này. Các quy phạm pháp luật về hoạt động đIện lực đã được sửa đổi , bổ sung nhằm đápứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu
quả trong đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và sử dụng điện, những vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa có tính pháp lý
cao, chưa tạo được hành lang pháp lý để chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động
của các đơn vị điện lực sang cơ chế thị trường. Các văn bản quy phạm pháp luật vè điện lực hiện hành cũng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập các hoạt động điện lực nước ta với hoạt động đIện lực của các nước trong khu vực và thế giới,
nhất là trong khâu quản lý hoạt động phát điện, truyền tải và mua bán điện. Tinh
thần của dự thảo Luật điện lực là sẽ cải cách, tổ chức lại ngành điện theo hướng Nhà nước giảm dần sự can thiệp hữu hình và thay vào đó là cơ chế điều tiết vô
hình. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó lại là một việc hoàn toàn khác. Trước
mắt, ngành điện sẽ cạnh tranh trong khâu phát điện, phân phối điện, bán buôn và bán lẻ điện, còn Nhà nước vẫn giữ độc quyền trong khâu truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Hiện tại ngành điện dã có sự thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào. Tuy nhiên, nhiều công ty, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài chưa muốn đầu tư vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh điện ở nước ta, vì còn lo ngại về cơ sở pháp
lý chưa ổn định, mà cụ thể là chưa có một đạo luật để đảm bảo cho hoạt động đầu tư vào điện lực. Cũng như vậy, đối với một số nhà máy đã cổ phẩn hoá (ví
dụ như Khánh Hoà …), cũng có ít người dám mua cổ phiếu của công ty. Không
phải chỉ riêng trong ngành điện mà tình hình này mang tính phổ biến đối với nền
kinh tế nước ta hiện nay. Công ty sau khi đã tiến hành cổ phần không khác mấy
so với trước khi cổ phần, thành phần lãnh đạo vẫn giống như trước đây, hầu hết Giám đốc cũ chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, rất ít các công ty thuê Giám đốc ngoài mà cũng là những nhà quản lý cũ chuyển sang. Điều này làm cho công ty mới không có gì mới, vẫn bộ máy đIều hành cũ, vẫn con người cũ. Đối với mô hình công ty mẹ – con cũng vây. Đến nay, các công ty này đã ra đời (đã có 35 DNNN chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty
con), nhưng khuôn khổ pháp lý cho mô hình này hoạt động lại chưa có. Những
hình thức chuyển đổi này mới chỉ mang tính chất hành chính, mang tính chất áp
dụng thí đIểm và chỉ có giá trị trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước với nhau
(chỉ nói đến phạm vi các DNNN).
Vậy, để công cuộc cải cách các DNNN thực sự có hiệu quả, cũng như để
chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới, Nhà
nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý, hành lang pháp lý, các điều kiện làm cơ sở để hoạt động kinh tế của nền kinh tế thực sự mang tính hiệu quả.
* Cần có kế hoạch lâu dài cho ngành điện, và từ đó có kế hoạch cho các Công ty điện lực. Nhất quán trong việc quản lý và điều hành. Không nên
để tình trạng có quá nhiều văn bản, chính sách thay đổi làm cho công ty khó
thay đổi kịp.
* Cần phân cấp mạnh hơn giữa Tổng công ty và công ty.
Sự phân cấp của Tổng công ty cho các công ty Điện lực như hiện nay
vẫn còn mang tính bao cấp, mang dáng dấp của “cơ chế xin – cho”, không phát huy tính tự chủ cho doanh nghiệp. Bất kể một lĩnh vực nào (kế hoạch, đầu tư, tiền lương, ….) công ty vẫn phải trình duyệt lên Tổng công ty. Điều này làm cho công ty không được chủ động, không khuyến khích công ty cũng như các đơn vị trực thuộc khác tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh