Môi trường kinh doanh, thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội pptx (Trang 39 - 40)

8. Cơ cấu khung.

2.1.2.1.Môi trường kinh doanh, thị trường.

Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước,

nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối

với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như Việt Nam; bởi

vì hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá mà điện năng là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu được cho sự phát triển của

mọi ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh đó, điện năng còn có vai trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội của con người

trong một xã hội hiện đại. Nói cách khác, điện năng rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đó chính là lý do mà Nhà nước cần phải độc quyền trong quản lý và kinh doanh điện năng.

Thị trường tiêu thụ điện là thị trường độc quyền.

Điện năng là một loại hàng hoá công cộng, hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực vừa mang tính phục vụ, vừa mang tính kinh doanh. Thật vậy, điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, không nhìn thấy được, không sờ mó được, không thể để tồn kho ... Quá trình sản xuất - truyền tải - phân phối - bán

điện - sử dụng điện xảy ra đồng thời, từ sản xuất đến tiêu thụ, sử dụng không

qua tay một khâu thương mại trung gian bên ngoài. Khi tiêu dùng, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, quang năng... để thoả mãn cho nhu cầu sản xuất và đời sống của con người trong xã hội. Điện năng là sản phẩm thông dụng, tác động đến mọi người, mọi gia đình, mọi hoạt động xã hội...

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh

doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc,

chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia

quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp” (trang 8), và “Đối với DNNN

hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết

lợi nhuận, và cần tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng” (trang 14).

Lưu ý rằng NQTW3 cũng chỉ rõ: “Nhà nước giữ cổ phẩn chi phối hoặc giữ

100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực như sản xuất điện” (trang 11).

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ có duy nhất Công ty Điện lực thành phố

Hà Nội là doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh điện năng cho tất cả các khách

hàng của Thủ đô. Mặc dù kinh doanh mặt hàng độc quyền, song Công ty Điện

lực thành phố Hà Nội vẫn phải nắm bắt nhu cầu thị trường, của khách hàng và tìm cách thoả mãn tối đa các nhu cầu đó.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội pptx (Trang 39 - 40)