Cán bộ quản trị 1 Khái ni ệm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội pptx (Trang 29 - 31)

8. Cơ cấu khung.

1.2.3.Cán bộ quản trị 1 Khái ni ệm.

Cán bộ quản trị kinh doanh (quản trị viên) là những người trong bộ máy điều hành doanh nghiệp, là lao động gián tiếp, lao động quản lý, là cán bộ làm

lao động quản trị ở các doanh nghiệp hay đơn vị kinh tế cơ sở, và đó chỉ là một

bộ phận của cán bộ quản lý kinh tế nói chung.

1.2.3.2. Phân loại.

Cán bộ quản trị kinh doanh (quản trị viên) có 3 loại:

* Quản trị viên hàng đầu (quản trị viên cấp cao): Bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách từng phần việc; phụ trách về đường lối, chiến lược, các

công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp. Có thể nên lên những

nhóm công tác chính sau:

-Tạo dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp: Phê duyệt về cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như: tuyển dụng, lựa chọn quản trị

viên cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp, quyết định mức lương, …

-Phối hợp hoạt động của các bên có liên quan.

- Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

-Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báo cáo, kiểm

tra, thanh tra, định giá, khắc phục hậu quả.

-Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt, xấu đến

doanh nghiệp.

- Báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội công nhân viên chức.

* Quản trị viên trung gian: bao gồm như Quản đốc phân xưởng, truởng

phòng ban chức năng.

Đó là đội ngũ những quản trị viên trung gian có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, đường lối của quản trị viên hàng đầu đã phê duyệt cho ngành mình, bộ phận chuyên môn của mình.

Như vậy, quản trị viên trung gian là người đứng đầu một ngành hoặc một bộ

phận, là người chịu trách nhiệm duy nhất trước quản trị viên hàng đầu.

Nhiệm vụ của quản trị viên trung gian:

- Nghiên cứu, nắm vững những quyết định của quản trị viên hàng đầu về

nhiệm vụ của ngành, của bộ phận mình trong từng thời kỳ, mục đích, yêu cầu,

phạm vi quan hệ với các bộ phận, với các ngành khác.

- Đề nghị những chương trình, kế hoạch hoạt động, đưa ra mô hình tổ chức

thích hợp, lựa chọn, đề bạt những người có khả năng vào những công việc phù hợp, chọn nhân viên kiểm tra, kiểm soát.

- Giao việc cụ thể cho từng nhân viên, tránh bố trí 1 người đảm nhận nhiều

công việc không liên quan gì đến nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc sử

dụng kinh phí ấy.

- Báo cáo kịp thời với quản trị viên hàng đầu về kết quả vướng mắc theo sự

uỷ quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi công việc của đơn vị và việc

làm của nhân viên cấp dưới.

Điều chú ý đối với quản trị viên trung gian:

- Phải nắm vững mục đích, ý định của cấp trên. Báo cáo kịp thời cho cấp trên biết về các hoạt động của đơn vị mình.

- Tìm hiểu, xác định mối liên hệ của đơn vị mình với đơn vị khác và tìm cách phối hợp hoạt động nhiệt tình, chặt chẽ với các đơn vị khác có liên quan.

- Phải nắm vững lý lịch từng người trong đơn vị. Hướng dẫn công việc cho

mọi người và đánh giá đúng mức kết quả của từng người, động viên, khích lệ họ

làm việc.

* Quản trị viên cơ sở: Bao gồm những quản trị viên thực thi những công

việc rất cụ thể.

Quản trị viên cơ sở có nhiệm vụ sau:

- Hiểu rõ công việc mình phụ trách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đúng kế

hoạch, lịch trình, tiêu chuẩn quy định về số lượng và chất lượng.

- Luôn cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thần kỷ luật lao động tự giác để trở thành thành viên đáng tin cậy của đơn vị, giữ gìn nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Rèn luyện thói quen lao động theo tác phong đại công nghiệp.

- Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của thủ trưởng đơn vị, có tinh thần đồng đội, quan hệ mật thiết với đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội pptx (Trang 29 - 31)