nghiệp,
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã.
Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định rằng:
Công sản là những tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật, tài sản của các chương trình, dự án kết thúc chuyển giao, đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự
158
nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.
Công sản chiếm trong tổng số tài sản quốc gia lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào
quan hệ sản xuất đặc trưng của xã hội ở các giai đoạn lịch sử. Trong thời kỳ quá
độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các nhân tố của Chủ nghĩa xã hội dần dần hình thành và phát triển nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội; Đảng ta thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, đóng vai trò chủ đạo, từng bước phát triển và hoàn thiện trở thành nhân tốt kinh
tế của Chủ nghĩa xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của công sản.
Khái niệm nêu trên về công sản đã đưa ra những đặc trưng về công sản đó là: