Điều kiện cáp phát thanh toán vốn đầutư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 55 - 57)

ngân sách nhà nước

- Dự án đầu tư phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. - Dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Dự án đầu tư phải có đủ tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư gửi tới kho bạc Nhà nước.

4.1.2.2. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước

4.1.2.3. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước bao gồm cấp phát tạm ứng, thu hồi tạm ứng và cấp phát thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các loại hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện theo giai đoạn và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết. Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán khi dự án được phê duyệt. Nếu dự án không được thực hiện thì chi phí này được quyết toán vào kinh phí sự nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc quyết toán vào vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho dự án trong kế hoạch để thanh toán.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình được thực hiện trên

cơ sở nội dung, phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết và khối lượng thực hiện. Tùy theo thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thoả thuận áp dụng một phương thức hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau:

73

- Cấp phát thanh toán theo giá trọn gói: Kho bạc Nhà nước cấp phát vốn đầu tư cho chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp

đồng, áp dụng cho gói thầu xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra sẽ được người quyết định đầu tư xem xét, giải quyết theo các điều khoản quy định trong hợp đồng đã ký. Số lần cấp phát thanh toán có thể theo giai đoạn, theo phần công việc hoàn thành hoặc cấp phát thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng.

- Cấp phát thanh toán theo đơn giá cố định: Kho bạc Nhà nước cấp phát vốn đầu tư cho chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá xác định trước trong hợp đồng. Giá trị được thanh toán xác định bằng cách nhân khối lượng hoàn thành thực tế với đơn giá xác định trước trong hợp đồng.

- Cấp phát thanh toán theo giá điều chỉnh được áp dụng cho những gói

thầu mà tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng, khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do Nhà nước thay đổi hoặc Nhà nước điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.

4.1.3. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của ngân sách Nhà nước

4.1.3.1. Quản lý chi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc đầu tư

thành lập các doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực, ngành nghề cần thiết nhằm thực hiện vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế quốc dân của Nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập mới ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau:

- Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội;

- Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triên nhanh cho các ngành lĩnh vực khác và toàn bộ kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;

- Ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; 74

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ma các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập theo quyết định của cơ quan có

thẩm quyền được ngân sách Nhà nước đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh nếu có. Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền, toàn bộ hoặc một phần nhu cầu của vốn điều lệ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kịnh doanh của các doanh

nghiệp Nhà nước được ngân sách Nhà nước cấp phát một lần khi mới thành lập. 4.1.3.2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp

nước là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gai thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách của Nhà nước.

Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá cả của Nhà nước được xét trợ cấp hoặc trợ giá từ ngân sách Nhà nước phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt động

công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá cả của Nhà nước;

- Mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục trợ cấp, trợ giá; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc đặt hàng của Nhà nước;

- Mức trợ cấp, trợ giá phải được cơ quan có thâm quyền quyết định; - Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài chính và thu nộp ngân sách Nhà nước.

Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhiệm vu sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ Nhà nước giao; các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, trong đó có kế hoạch trợ cấp tài chính, trợ 75

giá sản phẩm báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính đồng cấp. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách hàng năm được duyệt, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm tra và trình quan cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm đối với từng doanh nghiệp.

4.2. Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

4.2.1. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

4.2.1.1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

Chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước là qúa trình phân phối, sử

dụng vốn ngân sách Nhà nước để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường

xuyên mà Nhà nước phải đảm nhận ngày càng tăng, đã làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, trong công tác quản lý chi người ta có thể lựa chọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp chúng vào nội dung chi thường xuyên nhanh và thống nhất.

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 55 - 57)