- Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý.
2. QUẢN LÝ MỘT SỐ QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHỦ YẾU
2.1.4.2. Lập dự toán ngân sách dự trữ quốc gia
Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau, trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về yêu cầu, nội dung, thời gian xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách Nhà nước.
Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, cùng Bộ tài chính phối hợp với các bộ,
ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách Nhà nước, dự kiến phân bổ vốn tăng dự trữ quốc gia cho năm sau để cân đối, tổng hợp trình Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 hàng năm.
Giao kế hoạch, dự toán ngân sách Nhà nước và kiểm tra thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia.
Căn cứ Nghị định của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia cho Bộ tài chính và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ
quốc gia.
Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban cơ yếu Chính phủ và Thủ trưởng bộ, ngành được phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm phân bổ, giao kế hoạch, dự toán NSNN cho các đơn vị dự trữ trực thuộc và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ kế hoạch và đầu tư các bộ, ngành liên quan
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán ngân hàng của các bộ, ngành quản lý 140
hàng dự trữ quốc gia, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị những giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch, dự toán NSNN.
Định kỳ hàng quý, vào ngày 25 tháng đầu quý, các bộ, ngành quản lý
hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia quý
trước gửi Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư. 2.1.4.3. Hạch toán, quyết toán quỹ dự trữ quốc gia
Toàn bộ hoạt động dự trữ quốc gia phải được phản ánh đầy đủ kịp thời
vào sổ sách kế toán. Chế độ kế toán dự trữ quốc gia được xây dựng căn cứ vào pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, chế độ kế toán thống nhất của Nhà nước phù hợp với nội dung, đặc điểm của hoạt động dự trữ quốc gia.
Các cơ quan dự trữ quốc gia phải chấp hành chế độ thống kê, báo cáo
thanh quyết toán định kỳ và hàng năm với cơ quan dự trữ quốc gia cấp trên, cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ tài chính,
kho bạc Nhà nước, kiểm toán Nhà nước v.v…).