Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn, mức độ bồi hoàn phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Vì vậy có thể nói rằng, quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ "tiết kiệm dài hạn" (bắt buộc hoặc thoả thuận) đòi hỏi người ld1p hải đóng góp đều đặn liên tục mới đảm bảo nguồn chi trả. Nó chỉ khác với quỹ tiết kiệm là không được rút tiền ra trước lúc nghỉ hưu. Nhưng nó lại tạo điều kiện cho việc đầu tư dài hạn để bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.
Phần thực hiện các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang
động không bị ốm đau, tai nạn,…thì không được bồi hoàn, khi bị ốm đau, tan nạn… thì được bồi hoàn, mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai
nạn… Phần này phản ánh tính chất cộng đồng của quỹ Bảo hiểm xã hội. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển bình thường và góp phần thực hiện
an toàn xã hội, đòi hỏi không chỉ người lao động mà còn cả người sử dụng lao động và Nhà nước phải có trách nhiệm đóng góp và tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội.
Tuỳ theo mô hình quản lý Bảo hiểm xã hội của từng nước, quỹ Bảo hiểm
xã hội có thể bao gồm nhiều quỹ thành phần như quỹ Bảo hiểm xã hội cho các 147
chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn, quỹ Bảo hiểm xã hội cho các chế độ Bảo hiểm xã hội ngắn hạn hoặc có nước chia ra từng loại quỹ như: qũy bảo hiểm hưu trí, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, qũy bảo hiểm ốm đau… Tuy nhiên dù có được tổ chức như thế nào thì quỹ Bảo hiểm xã hội cũng nhằm mục đích chủ yếu là chi trả trợ cấp các chế độ Bảo hiểm xã hội cho những trường hợp được bảo hiểm. Ngoài ra các quỹ Bảo hiểm xã hội còn phải trang rải cho bộ máy hoạt động Bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp và các chi phí quản lý khác.
2.3.1.3. Vai trò của quỹ Bảo hiểm xã hội
Trong nền kinh tế thị trường việc tạo lập quỹ Bảo hiểm xã hội có vai trò rất to lớn, vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau đây:
Xét về mặt kinh tế, quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập
ngoài ngân sách Nhà nước do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp nhằm phân phối lại theo luật định cho mọi thành viên khi bị ngừng hay giảm thu nhập gây ra bởi tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động… Do đó thông qua quá trình phân phối lại quỹ Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn xã hội về kinh tế cho mọi thành viên trong xã hội trước những trắc trở rủi ro. Mặt khác với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc "lấy của số đông bù cho số ít", Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển,
cải thiện quan hệ sản xuất, khuyến khích động viên người lao động an tâm sản xuất.
Xét về mặt chính trị xã hội, việc hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ tạo ra hệ thống an toàn xã hội. Bởi vì, khi người lao động mất việc làm, hoặc không còn khả năng lao động phải nghỉ việc, nếu không có nguồn tài chính đảm bảo cho họ khi mất thu nhập thì sẽ có thể đưa họ tới con đường tệ nạn xã hội… Tệ nạn đó là nguyên nhân làm cho xã hội rối ren kinh tế, chính trị mất ổn định sẽ làm suy yếu đất nước. Nhưng nếu có Bảo hiểm xã hội chi trả cho họ khi gặp rủi ro để duy trì cuộc sống, thì những hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ được hạn chế. Trên góc độ đó có thể nói rằng thông qua việc tạo lập phân phối và sử dụng quỹ
Bảo hiểm xã hội sẽ góp phần tạo lập hệ thống an toàn chính trị xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội.
148
Ngoài ra quỹ Bảo hiểm xã hội cũng là một tụ điểm tài chính quan trọng
của thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Một bộ phận lớn của
quỹ Bảo hiểm xã hội có thời gian nhàn rỗn rương đối dài có thể dùng để đầu tư phát triển kinh tế và sinh lợi. Việc sử dụng qũy bảo hiểm như vậy sẽ tạo ra sự gắn bó giữa lợi ích của Chính phủ với các tầng lớp những người lao động khác nhau.
Như vậy Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan
trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.
2.3.2. Nội dung thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội2.3.2.1. Nguồn thu các quỹ Bảo hiểm xã hội 2.3.2.1. Nguồn thu các quỹ Bảo hiểm xã hội
Nguồn thu quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ các quỹ thành phần như sau: