C. Bù đắp bội chi E Chi đầutư Viện trợ F Cho vay thuần (= cho vay
5. Trình bầy những nội dung cơ bản về quản lý chi ngân sách Nhà nước Liên hệ tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Liên hệ tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Liên hệ tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Liên hệ tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
97
Chương 3:
QUẢN LÝ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1.1. Tính tất yếu khách quan và bản chất của tín dụng Nhà nước1.1.1. Tính tất yếu khách quan của tín dụng nhà nước 1.1.1. Tính tất yếu khách quan của tín dụng nhà nước
Thuật ngữ "tín dụng" xuất phát từ chữ La tinh: Creditum có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Trong tiếng Anh được gọi là "credit", tiếng Nga được gọi là "kpegum", theo ngôn ngữ dân gian ở Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.
Tín dụng đã xuất hiện cùng với sự phân công lao động xã hội, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong quá trình trao đổi hàng hoá đã hình thành sự nợ nần lẫn nhau, những quan hệ vay mượn để thanh toán. Như vậy tín dụng là quan hệ
kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là sự vận động của quy luật giát rị. Tín dụng nhà nước là hoạt động vay - trả giữa Nhà nước với các tác nhân
hoạt động trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích quản lý vĩ mô của nhà nước. Tín dụng nhà nước ra đời và phát triển là xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất: Do quy mô chi ngân sách Nhà nước ngày càng mở rộng và tăng lên, nhưng thu ngân sách Nhà nước luôn bị hạn chế bởi những giới hạn nhất định như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, các định chế pháp lý, điều đó thường dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Thiếu vốn cho đầu tư không những làm cho nhà nước thiếu hậu thuẫn về ngân sách để điều chỉnh kinh
tế vĩ mô mà còn làm cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phải dựa chủ yếu vào ngân sách Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước hàng năm mặc dù có xu hướng tăng lên thì nguồn vốn