QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 40 - 41)

- Phânloại theo tổ chức hành chính: Theo cách phân loại này chi ngân sách được phân loại theo đơn vị dự toán các cấp bao gồm; cấp I; cấp II; cấp III nhằm

3.QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3. 1. Quản lý thu thuế

3.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế

3.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế

53

Khái niệm: thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào gân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng.

Về nội dung vật chất, thuế Nhà nước là một bộ phận của cải xã hội được

tập trung vào ngân sách Nhà nước, mà thực chất là một bộ phận của cải từ khu vực tư được chuyển vào khu vực công nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và câc chi phí công cộng đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Về bản chất kinh tế xã hội, thuế nhà nước thuộc phạm trù phân phối của cải xã hội chứa đựng các quan hệ kinh tế xã hội giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội. Các quan hệ kinh tế này nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt là các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước theo đúng quy định do chính Nhà nước ban hành mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả số thuế đã nộp theo luật định hoặc cung cấp trực tiếp hàng hoá và dịch vụ cho người nộp thuế từ phía nhà nước.

Đặc điểm:

Thứ nhất, thuế là một khoản thu của ngân sách Nhà nước mang tính bắt buộc.

Thứ hai, thuế là khoản thu của ngân sách Nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.

Thứ ba, thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội.

3.1.1.2. Hệ thống thuế và các tiêu thức thiết lập một hệ thống thuế

Các tiêu thức chủ yếu để thiết lập một hệ thống thuế là:

Tính hiệu quả: Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã khẳng định sự cần thiết phải kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế nhằm điều chỉnh và định hướng cho sự vận động của các nguồn lực của toàn xã hội để bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả và công bằng.

54

Tính công bằng: Công bằng là một yêu cầu khách quan trong quá trình

phát triển của xã hội. Thuế có tác động đến lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của hệ thống thuế và ổn định chính trị – kinh tế – xã hội, tính công bằng của hệ thống được đặt ra là tất yếu.

Tính ổn định: Tính ổn định hệ thống thuế được hiểu là hệ thống thuế và

từng sắc thuế được ban hành và thực thi trong thực tiễn trong một khoảng thời gian thích hợp, hạn chế việc sửa đổi bổ sung từng sắc thuế một cách thường xuyên, ban hành sắc thuế mới phải thông báo trước và có thời gian chuẩn bị thực thi thích hợp.

Tính thuận tiện: Tính thuận tiện của hệ thống thuế được hiểu là hệ thống

thuế và từng sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ quản lý và có khả năng tự điều chỉnh nhất định.

3.1.1.3. Phân loại thuế

Số lượng các sắc thuế trong hệ thống thuế của các quốc gia là không

giống nhau, nó tuỳ thuộc vào tình độ phát triển kinh tế – xã hội và mục tiêu xây dựng hệ thống thuế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy vậy, các nước khác nhau có thể lựa chọn nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các sắc thuế.

Phân loại thuế theo khả năng chuyển giao gánh nặng thuế:

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 40 - 41)