- Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý.
2. QUẢN LÝ MỘT SỐ QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHỦ YẾU
2.2.1. Khái niệm, nhiệmvụ của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến
Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững
141
đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, cần coi đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Ngày nay, bảo vệ môi trường không còn chỉ mang tính quốc gia mà còn
có tính chất khu vực và toàn cầu, vì thế việc kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Thành lập quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước là việc làm hết sức cần thiết.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được tạo lập từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác nhằm hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Về tổ chức: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà
nước, quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn điều lệ và bù đắp chi phí quản lý.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, quỹ còn có các văn phòng đại diện tại
các tỉnh, trực thuộc Trung ương. Văn phòng giao dịch của quỹ đặt ở nước ngoài.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng,
chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm
vi ảnh hưởng lớn.
Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm
vụ bảo vệ môi trường. 142
Tổ chức hướng dẫn xây dựng, thẩm định và xét chọn các chương trình,
dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn vốn từ NSNN và được sự đồng
thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo các phương thức sau:
Cho vay với lãi suất ưu dãi. Hỗ trợ lãi suất vay
Tài trợ và đồng tài trợ Nhận uỷ thác và uỷ thác Mua trái phiếu Chính phủ.
Đối tượng được hỗ trợ tài chính của quỹ là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệmvụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng, hoặc giải quyết vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn các lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. 2.2.2. Nguồn hình thành của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Thứ nhất, Nguồn cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước bao gồm:
Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp ban đầu và bổ sung vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kinh phí ngân sách Nhà nước năm dành cho hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nguồn kinh phí này được xác định trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm.
Thứ hai, Các khoản thu nhập hợp pháp trong quá trình hoạt động của quỹ bao gồm:
vốn đầu tư của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu lãi tiền gửi của quỹ bảo vệ môi trưòng Việt Nam gửi tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại; 143
thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác; thu hoạt động nghiệp vụ
và dịch vụ khác…
Thu nhập tự hoạt động tài chính như: Thu lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ; thu từ hoạt động cho thuê tài sản; các khoản thu phạt; thu thanh lý, nhượng bán tài sản của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của quỹ; thu nợ đã xoá nay thu hồi được.