Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 42 - 43)

- Một sắc thuế, mà người nộp thuế theo luật định không có khả năng chuyển giao số thuế họ phải nộp theo luật định cho người khác chịu thì được gọi là thuế

3.1.2. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế

3.1.2.1. Mục tiêu quản lý thu thuế:

Một là, bảo đảm thực hiện tốt nhất dự toán thuế đã được cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định.

Hai là, bảo đảm các văn bản pháp luật về thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.

Ba là, bảo đảm phát huy được vai trò tích cực của thuế trong điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu của Nhà nước.

3.1.2.2. Yêu cầu quản lý thu thuế

56

Để đạt được những mục tiêu nói trên, quản lý thu thuế cần phải quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định.

Thứ hai, vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế và xây dựng các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tạo thuận lợi cho người thu và nộp thuế, tối thiểu hoá chi phí hành thu.

- xã hội vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.

3.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý thu thuế

Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Thống nhất, tập trung dân

chủ là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý kinh tế - xã hội nói chung và quản lý ngân sách Nhà nước nói riêng. Quản lý thu thuế là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nước; mặt khác, thuế chứa đựng các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội sâu rộng, vừa gắn với lợi ích chung của toàn xã hội, vừa tác động đến lợi ích của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội; vì vậy, quản lý thu thuế tất yếu cần phải tôn trọng nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Trong quá trình quản lý thu nộp thuế vào ngân sách Nhà nước luôn phát sinh các chi phí từ phía cơ quan thuế và từ phía các đối tượng nộp thuế, vì vậy tiết kiệm và hiệu quả được đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế là tất yếu khách quan.

Quản lý thu thuế phải bảo đảm các chi phí phát sinh từ cơ quan thu và đối tượng nộp thuế là thấp nhất; số thuế tập trung vào ngân sách Nhà nước ở mức cao nhất nhưng vẫn bảo đảm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; hạn chế các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, biển thủ tiền thuế và các gian lận khác về thuế...

Nguyên tắc phù hợp: Quản lý thu thuế phải bảo đảm phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và thông lệ quốc tế.

Nguồn thu của thuế chính là kết quả của các hoạt động kinh tế - xã hội; vì vậy, thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở thực tiễn cho việc 57

xây dựng các văn bản pháp luật về thuế và thiết lập các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp nhằm bảo đảm cho tính thực thi của các văn bản pháp luật về thuế trong thực tiễn và bảo đảm hiệu quả của các biện pháp quản lý thu thuế. Mặt khác, xu hướng vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới là mở cửa và hội nhập; vì vậy, hệ thống thuế và các biện pháp quản lý thu thuế của một quốc gia cần thiết phải có sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu tai lieu hoc tap mon TCC va CSx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(252 trang)
w