THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế pot (Trang 109 - 110)

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp được xem

xét dưới nhiều giác độ khác nhau, từ khái quát (tự nhiên, kinh tế,

chính trị - xã hội, công nghệ - kỹ thuật...) đến cụ thể (như thể chế,

chính sách, thị trường, kết cấu hạ tằng). Dưới đây sẽ xem xét thực trạng môi trường kinh doanh với một số yếu tô cơ bản như:

thể chế, chính sách, sự quản lý - điều hành của Nhà nước, thị

trường.

1. Thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Công cuộc đổi mới nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế Công cuộc đổi mới nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi căn bản thể chế, chính sách đối với

doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. 1.1. Thể chế, chính sách chung có tác động tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ năm 1986 và đặc biệt là từ khi chuyên sang cơ chế thị trường (1989) đến nay, thẻ chế chung về kinh doanh, tải chính,

đầu tư, đất đai... được hình thành và từng bước hoản thiện.

- Khung khổ pháp luật kinh doanh được hình thành với nhiều luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật hợp tác xã (1996), Luật Doanh nghiệp (1999)... Các văn bán luật này đã được bồ sung, sửa đôi

nhiều lần và hiện nay được thay thể bằng các luật tương ứng là:

Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Hợp tác xã (2003), Luật Đầu tư

năm 2005... Pháp luật kinh doanh quy định rõ vẻ thành lập doanh nghiệp, đăng kỹ kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và phá

sản doanh nghiệp. Luật kinh doanh chung đã tạo "sân chơi" bình

đăng giữa các chú thể kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khung khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Bước đột phá lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 với việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp

luật không còn phù hợp vẻ điều kiện kinh doanh, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, chuyển đổi

phương thức đăng ký kinh doanh,...

Những đổi mới trong pháp luật kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường, thực hiện

hoạt động kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này có ý

nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân - vốn bị phân biệt đối xử nặng nề trước đây.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế pot (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)