II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ
thách thức đối với các doanh nghiệp này có thể là:
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với
cạnh tranh gay gắt của hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài vào Việt Nam. Với việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% - 5% và loại bỏ các hàng rào phi thuế, hàng hoá của các nước ASEAN, của các nước APEC và sắp tới là của các thành viên WTO (trong đó, đặc biệt là các hàng hoá có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá, lợi thế về quy mô của Trung Quốc, Thái Lan.. .) cũng sẽ tràn vào Việt Nam. Trước xu thế tăng nhanh của hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ không tiêu thụ nỗi hàng hoá của mình, đặc
biệt là các hàng hoá thuộc các ngành lâu nay được bảo hộ cao như
đường mía, xi măng, phân bón, sắt thép, giấy... Như vậy, cũng sẽ không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ không tiêu thụ được hàng hoá, thu hẹp thị phần, có thể phải chuyền sang sản xuất hàng hoá khác.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cao hơn. So với các doanh nghiệp nước ta, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều có tiềm lực tài chính mạnh hơn, có hàng hoá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, có công nghệ phân phối, tiếp thị tốt hơn, có kinh nghiệm quản lý tốt hơn... Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lâu nay thuộc ngành được bảo hộ cao, những ngành mà trình độ của doanh nghiệp của ta còn thấp, hoặc mới hình thành... sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Những doanh nghiệp trong lnh: vực công nghệ cao, lĩnh vực địch vụ như tài chính, ngân hàng, viễn thông... sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi đây cũng là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế cạnh tranh rất lớn,
Như vậy, quá trình hội nhập sâu hơn nữa của nên kinh tế sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị cạnh tranh,