Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế pot (Trang 67 - 70)

trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yêu là đo các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tải chính cho các hoạt động marketing không có và họ cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm

vị địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.

2. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Với việc chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam tử cuối những năm

1980 đến nay, và đặc biệt là từ khi Luật Công ty và Luật Doanh

nghiệp tư nhân ra đời (1990), các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát

triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cho đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban

hành (thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân) thì

SỐ lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành

lập tăng lên nhanh chóng. Với số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới ngày cảng tăng nhanh, đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày cảng lớn đối với toàn bộ nên kính tế quốc dân. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội cúa Việt Nam và được

thể hiện trên các mặt sau:

- Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày cảng đóng góp nhiều hơn vào

tổng GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2002 - 2004 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tó các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1. Tỷ trọng doanh thu doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong nên kinh tế

xẻ Chị. ˆ ˆ

Toàn bộ m y H ỉa ra theo quy mô lao động, %

Nã doanh Ti h ,

ăm oan Dưới

thu, _ nghiệp nhỏ 5 người Từ 5 1" › y 5 - 20 0 | Từ 200 - 300 ừ - ty đồng | ` ˆ : và vừa,% 2002: Ì 364844 86.5 4.9 742 4.4 2003 | 485104 82.0 4.2 70.6 7.3 2001 | 610087 81.5 4.4 72.35 +6 Nguồn: Tổng cục Thống kẻ năm 2005.

Về đóng góp vào GDP: từ chỗ tỷ lệ trong GDP của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáng kế đầu những năm 1990,

đến nay tỷ lệ này khoảng từ 24% đến 25,5%. Tuy nhiên, so với

các nước trong khu vực thì đây là mức thấp nhất.

- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được

thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miễn núi, vùng sâu, vùng

xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển

dịch cơ cấu của toàn bộ nên kinh tế theo hướng giảm tý trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tăng tính cạnh tranh của nên kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên

tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của

mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với cả các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia.

Đồng thời nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng vai trò là vệ

tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đây quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như của công ty hợp tác.

- Đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước: qua số liệu về đóng góp của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp vào ngân sách trung ương cũng cho ta thấy phần nảo vai trò của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, lực lượng chủ yếu trong các doanh nghiệp dân doanh. Mặc dù đóng góp vào ngân sách của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thu ngân sách vẫn còn nhỏ, nhưng tỷ lệ này đã tăng đáng kể và đang có xu hướng tăng nhanh trong

mấy năm gần đây từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7,2% năm

2002 (tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp FDI là 5,2 và 6%, của

doanh nghiệp nhà nước là 21,6 và 23,4%). Thu từ thuế công

thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt

103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Quý I-2003, số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 11% tổng số số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 11% tổng số

! Có ý kiến cho rằng đóng góp của kinh tế tư nhân vào thu ngân sách đang bị đánh giá thấp, ít nhất, kinh tế dân doanh còn đóng góp thông qua thuế môn bài (liccnse tax), thuế doanh thu, và thuế khác đang được tính cho doanh nghiệp nhà nước; và VAT nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu v.v. Họ còn đóng các khoản phi chính thức với mức khá lớn. Đo vậy, tỷ lệ “huy động” thực tế là rất lớn.

thu, tăng 28,7% so với cùng kỳ và đạt 26,8% chỉ tiêu do Quốc

hội đề ra.

So với ngân sách trung ương, thì đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều.

- Đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới. Với sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là người đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng như các sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên phải

cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành

công. Mặc dù không tạo ra được những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhưng nó là những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế pot (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)