Kết quả điều tra của TS Nguyễn Phú Tuấn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 33)

Kết quả điều tra được tổng hợp từ cuộc điều tra nhận thức của GV một số trường THPT thí điểm THPT phân ban do nhóm chuyên gia tư vấn về phương pháp của dự án phát triển giáo dục trung học thực hiện năm 2006.

Tên phương pháp dạy học Thường Mức độ sử dụng (%)

xuyên

Khá thường xuyên

Thỉnh

thoảng bao giờ Không

Thuyết trình 47 12 29 0 Trực quan 41 24 24 0 Đàm thoại 24 35 18 0 Làm việc theo nhóm 35 24 29 0 Giải quyết vấn đề 18 53 12 0 Động não 18 35 18 0 Thí nghiệm, thực hành 47 41 6 0 Tham quan thực tế 0 0 53 35 Tự nghiên cứu 12 12 53 6 Trắc nghiệm 12 18 53 18

Dạy học theo dựa án 18 6 29 29 Nghiên cứu trường hợp 6 24 41 18

Bảng 1.7. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của GV hóa học

Nhận xét:

- GV hay sử dụng phương pháp dùng lời, phổ biến là đàm thoại. Còn các phương pháp khác rất ít được sử dụng như dạy học bằng hoạt động chỉ có 7%, dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ chỉ có 6%, dạy học nêu vấn đề chỉ có 9%.... Phương pháp đàm thoại được sử dụng nhiều nhưng chủ yếu vẫn là đàm thoại tái hiện, các câu hỏi đưa ra chưa có hệ thống và thiếu logic. Đồ dùng dạy học thường là tranh ảnh, sơ đồ, ít sử dụng thí nghiệm và cũng ít sử dụng các phương pháp giúp HS suy nghĩ khi học bài mới. Việc sử dụng các phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ mới dừng ở một số tiết thao giảng, thi GV giỏi, bước đầu thực hiện ở một số trường, với một số ít GV.

- Nhiều GV chưa nắm vững bản chất của các phương pháp dạy học: nêu vấn đề, nghiên cứu, grap dạy học… Một số GV chưa hiểu đúng về phương pháp dạy học tích cực, ví dụ như 25% GV cho rằng phương pháp thuyết trình hoàn toàn không phát huy được tính tích cực của người học, 19% không hiểu về dạy học theo quan điểm kiến tạo tương tác, 32% không hiểu về phương pháp grap dạy học, 53% không hiểu về phương pháp algorit dạy học, 19% không hiểu về phương pháp dạy học dự án….

- GV gặp khó khăn khi lựa chọn phương pháp dạy học (60%); 42% GV gặp trở ngại khi xác định cách thu hồi thông tin phả hồi từ phía HS. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong giờ học hóa học chưa thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học bộ môn, thí nghiệm hóa học được sử dụng quá ít (64% GV ít sử dụng thí nghiệm biểu diễn và 5% GV không sử dụng thí nghiệm biểu

diễn). HS chỉ được tiến hành thí nghiệm trong giờ thực hành (có 67% GV trả lời ít sử dụng và 22% GV không sử dụng).

- Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế. Việc dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn, gắn các nội dung với các tình huống thực tế, đời sống còn ít được thể hiện.

- HS ít hoạt động trên lớp, HS ít được hoạt động đặc biệt là hoạt động tư duy. HS chưa trở thành chủ thể hoạt động, hoạt động chính của các em là nghe giảng, ghi chép một cách thụ động. Kiến thức HS còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống, HS học bài một cách máy móc, nặng về học thuộc lòng.

Như vậy, việc nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực sẽ là quá trình giáo viên dùng bài tập hóa học như nguồn kiến thức để tổ chức cho học sinh nghiên cứu tìm tòi, giải quyết các yêu cầu của bài tập đặt ra thông qua đó mà học sinh:

- Nắm được kiến thức mới. - Hình thành khái niệm mới.

- Biết lập kế hoạch giải quyết vấn đề thực tiễn trong học tập. - Biết vận dụng kiến thức, hình thành kỹ năng hóa học.

- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo: tím kiếm các cách giải quyết vấn đề và lựa chọn con đường tối ưu.

- Tự kiểm tra đánh giá cách học của bản thân.

Dùng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực sẽ giúp học sinh hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, nắm vững kiến thức hơn. Chúng ta những người giáo viên hóa học có thể sử dụng bài tập hóa học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài dạy hóa học. Để làm tốt nhiệm vụ này chúng ta cần lựa chọn xây dựng được một hệ thống bài tập phong phú và đa dạng để làm tư liệu cho quá trình dạy học của mình. Đây là một việc làm rất cần thiết và bổ ích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.

6B

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 1/ Một số lí thuyết về cơ sở lí luận dạy học, phương pháp dạy học hóa học, phương pháp dạy học tích cực.

2/ Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

3/ Bài tập hóa học – Phương pháp sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực. 4/ Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

7B

Chương 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10 THPT VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHÚNG TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH

CỰC

8B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 33)