Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 115 - 118)

II. Tự luận (7 đểm)

3.6.3.Phân tích kết quả thực nghiệm

2. Trường Nguyễn Văn Linh

3.6.3.Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS khối lớp thực nghiệm cao hơn HS khối lớp đối chứng, thể hiện :

+ Tỉ lệ % HS yếu kém (từ 0 ÷ <5) của khối lớp TN luôn thấp hơn ở khối ĐC (bảng 3.27). + Tỉ lệ HS đạt trung bình trở lên và khá giỏi các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC (bảng 3.27). + Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn.

+ Đồ thị các đường lũy tích của khối lớp thực nghiệm luôn luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của khối lớp đối chứng, nghĩa khối lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn.

+ Điểm trung bình cộng của khối lớp thực nghiệm luôn cao hơn khối lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của khối lớp thực nghiệm tốt hơn khối lớp đối chứng.

+ Hệ số kiểm định t > tRα, kR. Vậy sự khác biệt giữa điểm trung bình của khối lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Từ các kết quả định lượng trên, chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm được củng cố kiến thức cơ bản và phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo các hướng sử dụng bài tập đã đề xuất có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn.

Nhận xét: Từ các kết quả TNSP và các biện pháp khác như (dự giờ các tiết luyện tập, ôn tập;

xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp; đồng thời trao đổi với các GV và HS sau tiết học… cho phép chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

+ HS lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức cơ bản hơn, vì thông qua việc lựa chọn bài tập, các em được củng cố lại hệ thống kiến thức cơ bản một cách sâu sắc.

+ HS lớp thực nghiệm giải bài tập trắc nghiệm một cách nhanh chóng, chính xác hơn, vì các em có hệ thống bài tập và được hướng dẫn giải bài toán theo nhiều cách khác nhau.

+ HS linh hoạt hơn, trả lời chính xác các câu hỏi mang tính suy luận logic, sáng tạo.

+ Năng lực tư duy của HS lớp thực nghiệm không rập khuôn máy móc có khả năng nhìn nhận được các nét độc đáo của bài toán từ đó đưa ra cách giải nhanh chính xác.

+ Bài tập hình vẽ giúp các em hình thành năng lực tư duy tốt, rèn luyện được các kĩ năng thí nghiệm hóa học.

14B

Tóm tắt chương 3

Trong chương này chúng tôi đã trình bày nội dung của việc triển khai quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả cũng như khẳng định tính khả thi của phương án thực nghiệm.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 4 trường, 8 lớp với tổng số 328 HS. Sau khi cho học sinh sử dụng hệ thống bài tập, chúng tôi đã tiến hành 4 bài kiểm tra (chia làm 4 lần) và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. Qua đó đã thấy rõ lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.

Từ việc phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm, kết hợp với nhận xét của giáo viên dạy, chúng tôi có thể kết luận sau:

- Hệ thống bài tập và các hướng sử dụng bài tập đã có tác dụng tích cực đến kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm. HS các lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, giải bài tập trắc nghiệm khách quan nhanh chóng và chính xác hơn. Năng lực tư duy của HS lớp thực nghiệm không rập khuôn máy móc mà có sự sáng tạo trong quá trình giải bài tập.

- Trong quá trình sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực, đa số học sinh tham gia một cách tích cực và chủ động. Tuy nhiên, vẫn còn một số HS thiếu chủ động, chỉ làm bài khi GV yêu cầu hoặc trông chờ ý kiến của bạn, do vậy rất cần sự hướng dẫn và động viên của GV để nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT.

15B

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 115 - 118)