KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 118 - 120)

II. Tự luận (7 đểm)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Trường Nguyễn Văn Linh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn thành và thu được những kết quả như sau:

1/ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: hoạt động nhận thức, tích cực nhận thức, phương hướng sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực.

2/ Xây dựng và lựa chọn được 390 bài tập hóa học các loại dành cho giảng dạy lớp 10 THPT (chương nhóm halogen và nhóm oxi) và nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực.

3/ Nghiên cứu sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực khi vận dụng kiến thức trong kiểm tra đánh giá và chú trọng việc sử dụng bài tập thực nghiệm, bài tập có hình vẽ để rèn luyện kĩ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề.

4/ Từ sự nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp sử dụng hệ thống bài tập phần hóa phi kim lớp 10 THPT trong dạy học theo hướng dạy học tích cực:

• Sử dụng bài tập trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới.

• Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cơ bản.

• Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành.

• Sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS.

• Sử dụng bài tập trong kiểm tra đánh giá.

5/ Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 trường THPT ở tỉnh Bình Thuận. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả thiết thực của đề tài.

Tác giả hi vọng đề tài nghiên cứu đã đem lại những ý nghĩa thiết thực để vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trường THPT :

* Thứ nhất, xây dựng được một hệ thống bài tập phần hóa phi kim lớp 10 khá đầy đủ và đa dạng đảm bảo về các yêu cầu lí luận dạy học ở trường phổ thông.

* Thứ hai, bước đầu nghiên cứu phương pháp sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, thúc đẩy hoạt động tìm tòi, sáng tạo và phát triển năng lực nhận thức, tư duy cho học sinh. Đồng thời dùng bài tập hỗ trợ để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.

Trên cơ sở những kiến thức và phương pháp nghiên cứu đã thu được trong thời gian qua, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm:

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống bài tập phi kim lớp 10, đồng thời tiếp tục lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập cho các phần còn lại nhằm phục vụ cho quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.

- Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học để phát huy hơn nữa tính tích cực, tự giác của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2. Kiến nghị

Để phát huy được tính đa dạng của BTHH và những tác dụng tích cực của nó trong việc phát huy tính tích cực của HS ở trường THPT, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS, chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt, phù hợp với các mức độ nhận thức và tư duy của HS, để kích thích mọi đối tượng đều phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.

- Tăng cường số lượng và chất lượng BTHH có sử dụng hình vẽ trong SGK, sách bài tập, sách tham khảo cũng như trong các bài kiểm tra, các đề thi tốt nghiệp, đại học và thi tuyển học sinh giỏi.

Chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông. Do thời gian có hạn và khuôn khổ của luận văn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của Quý Thầy- Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn cũng như cho công việc dạy học và nghiên cứu khoa học. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

16B

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực (Trang 118 - 120)