Xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.1.3.Xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu

Để giới doanh nghiệp có thể nắm bắt được các qui định của luật pháp quốc tế cũng như ở riêng từng thị trường xuất khẩu thì vai trò phổ biến, tuyên truyền và tập huấn của các cơ quan pháp luật và các cơ quan chức năng khác là vô cùng cần thiết. Việc hàng loạt các thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp nước ta chưa sẵn sàng hội nhập, chưa trang bị cho mình kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế cũng như chưa được sự hỗ trợ kịp thời từ phía nhà nước. Khi hiệp định thương mại mới trong quá trình đàm phán thì các công ty của Mỹ đã tranh thủ đăng ký trước các thương hiệu của Việt Nam, để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra thì việc phổ biến các qui định về thương hiệu hay những đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ khác cần phải được tiến hành kịp thời, sâu rộng trong giới doanh nghiệp.

Việc thành lập trung tâm như trên sẽ phân định rõ ràng các công việc cần làm, vai trò của tổ chức cụ thể hơn và đáp ứng kịp thời những người có nhu cầu tìm hiểu một cách thuận lợi hơn. Chức năng chính của trung tâm tư vấn về thương hiệu như sau:

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ việc làm thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế. Vai trò này khiến trung tâm có đặc điểm như một văn phòng tư vấn pháp luật giúp các doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ xin đăng ký cũng như những hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, các công việc cần đáp ứng trong suốt qui trình đăng ký hay khi có những tranh chấp xảy ra. Với sự tồn tại của tổ chức như vậy sẽ

loại bỏ được tâm lý e ngại của các doanh nghiệp cho rằng thủ tục đăng ký quốc tế là rất phức tạp, phiền hà và tốn kém. Bên cạnh đó, cần đặt ra mục tiêu cho tổ chức nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu, tạo mọi thói quen cho tất cả các doanh nghiêp phải đăng ký thương hiệu như là xin cấp giấy phép kinh doanh khi bắt đầu có ý định đầu tư, gây dựng một nhãn hiệu, mặt hàng nào đó.

- Thứ hai là chức năng về xây dựng thương hiệu. Kích thích nhu cầu xây dựng thương hiệu, nâng cao quyết tâm và mức độ đầu tư cho thương hiệu; huấn luyện và giúp doanh nghiệp biết cách xây dựng và đầu tư có hiệu quả cho thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao về marketing cũng như sự am hiểu về đặc điểm nhu cầu của các thị trường khác nhau, từ cách thức tiếp cận, thu thập thông tin tới thiết kế thương hiệu, rồi các chương trình quảng bá thương hiệu..., sự yếu kém về vốn kiến thức và kinh nghiệm nói trên không chỉ riêng ở khối doanh nghiệp mà cả ở các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại. Vì vậy cần phải có tổ chức nghiên cứu sâu và có chuyên môn riêng. Hiện nay, ở nước ta cũng đã có các công ty tư vấn về xây dựng thương hiệu nhưng đây là loại hình kinh doanh mới cho nên sẽ không thể tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm hay tính chuyên nghiệp trong khi đó thuê một công ty tư vấn nước ngoài thì vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)