2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
3.2.4. Liên kết để xây dựng thương hiệu
Hiện nay, uy tín thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất kém, năng lực xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp cũng rất yếu cả về kinh nghiệm, tính chuyên môn và vốn đầu tư. Trên thị trường các nước phát triển, các kênh phân phối rất chặt chẽ và xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang tăng dần, trước mắt thì các doanh nghiệp của ta không đủ khả năng thể tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ để trực tiếp giới thiệu thương hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành hàng là vô cùng cần thiết. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một hội ngành hàng sẽ tạo ra sức mạnh có thể đáp ứng được các hợp đồng có giá trị lớn thời gian giao hàng nhanh, yêu cầu đa dạng về mẫu mã. Sự liên kết trong tiếp thị và quảng bá thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt là: mở rộng khách hàng trên cơ sở cùng nhau giới thiệu khách hàng; cùng nhau chia sẻ các thông tin về thị trường, xu hướng mẫu mã, các rủi ro cần tránh... và cùng nhau xúc tiến thương mại; hỗ trợ và chia sẻ với nhau về kỹ thuật và kinh nghiệm, nguồn nguyên vật liệu; kết hợp hàng của các thành viên để quảng bá sản phẩm, tiếp thị chung cho phép tiết kiệm được chi phí và tập trung uy tín.
Với những lợi ích như trên, các doanh nghiệp nên phối hợp cùng nhau xây dựng thương hiệu chung (tập thể) cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính đặc thù của từng vùng... tránh tình trạng hàng xuất khẩu mà không có thương hiệu.