2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
2.3.3. Tuyên truyền quảng bá thương hiệu
Một thương hiệu luôn phải được chăm sóc, duy trì và phát triển. Để phát triển thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp cần tuyên truyền, quảng bá tỉ mỉ cho thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trên các phương tiện khác nhau, tiến hành giới thiệu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị, tăng cường công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra một mối thiện cảm và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng với hàng hoá của doanh nghiệp.
Các công cụ để thực hiện quảng bá thương hiệu gồm có quảng cáo, quan hệ với công chúng, hội chợ triển lãm thương mại. Quảng cáo có thể được thực hiện trên các phương tiện nghe nhìn như trên truyền hình, đài phát thanh, qua internet; trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, các tờ catalogue, các tờ rơi, lịch quảng cáo; trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáo điện tử, các pha nô quảng cáo hay quảng cáo trên các phương tiện giao thông, vật phẩm quảng cáo, quảng cáo bằng các sự kiện lạ. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể quảng bá thương hiệu
bằng cách kết hợp các tour du lịch thăm các làng nghề truyền thống, để du khách trực tiếp tham quan và xem tân mắt quá trình làm ra sản phẩm.
Tóm lại, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt động để tạo ra cho được một “hình ảnh rõ ràng và khác biệt” cho riêng mình.