Chính sách hỗ trợ tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56)

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

2.4.2. Chính sách hỗ trợ tài chính

Vốn là một vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp nước ta đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu. Khi Việt Nam mở cửa, nhiều công ty đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Do có tiềm lực tài chính mạnh mẽ họ không những tôn vinh thương hiệu của họ tại thị trường Việt Nam mà còn nhanh chóng tận dụng cả những thương hiệu Việt Nam bằng cách mua lại những thương hiệu nổi tiếng và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là tập đoàn Unilever đã chớp cơ hội khai thác chỉ dẫn địa lý Phú Quốc (một địa danh lịch sử nổi tiếng đã in đậm dấu ấn trong tâm trí người Việt) với sản phẩm nước mắm Knoor Phú Quốc. Tập đoàn này cũng đã nhanh tay mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD sau đó đổi mới hình ảnh, đưa P/S thành thương hiệu lớn của hãng tại Việt Nam.

Tài chính có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại rất thiếu vốn nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đệ trình được dự án khả thi để xây dựng thương hiệu. Bản thân doanh nghiệp cũng phải ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu để có chiến lược đầu tư thích đáng cho xây dựng và quảng bá, coi đó là khoản tiền đầu tư thu lợi nhuận cho tương lai chứ không phải là khoản chi phí.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w