Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài lãnh đạo cũng như khả năng dùng người của ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo cần có các biện pháp khen thưởng khích lệ hợp lý, sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc-phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi thành viên từ công nhân sản xuất tới những người có học vị cao đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty, họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới.

Vì vậy, mỗi công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để công nhân hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên.

Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, mỗi công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có các quyết sách đúng đắn về đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động marketing đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty. Tất nhiên trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được sự đồng hành và hỗ trợ về mặt chính sách, đào tạo, tài chính của nhà nước.

3.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển trong một môi trường kinh tế cạnh tranh mang qui mô toàn cầu như hiện nay thì đều phải có một chiến lược phát triển của riêng mình, phù hợp với môi trường doanh nghiệp cũng như có khả năng thích ứng với những thay đổi của các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàng khác cần xây dựng chiến lược

thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình. Để khỏi lúng túng ở giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp nên mời một công ty tư vấn chuyên nghiệp về xây dựng thương hiệu để tìm hiểu các phương án xây dựng thương hiệu từ nhu cầu phát triển của công ty mình, hai bên sẽ phối hợp cùng nhau để xây dựng một chương trình hành động tổng lực dài hạn.

Các yêu cầu sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu khác nhau, việc lựa chọn chiến lược thương hiệu tên nhãn hiệu thống nhất, tên nhãn hiệu riêng biệt, tên nhãn hiệu tập thể hay kết hợp đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường và nhu cầu phát triển của công ty. Trong quá trình triển khai chiến lược, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các bước đã lập ra để thương hiệu đó trở thành tài sản vô giá và được bảo vệ an toàn.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w