Mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.2.5. Mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu

a. Đầu tư cho công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường

Để có thể định vị được thương hiệu hàng hoá của mình trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu gia công hay qua các trung gian nước ngoài. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu tìm những thị trường có nhu cầu tiêu dùng mặt hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp, tham gia các hội chợ, mở các văn phòng đại diện để giới thiệu, tiếp thị hàng hoá.

Bên cạnh đó để thương hiệu của doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn, cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng để có thể sản xuất ra những mặt hàng có tính năng, mẫu mã độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị thương hiệu sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn gây thiện cảm, phù hợp với tập quán văn hoá của thị trường.

b. Đầu tư cho đào tạo chuyên nghiệp về thương hiệu

Tính “chuyên nghiệp” là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi thương hiệu, đôi khi người ta coi việc đặt tên, viết khẩu hiệu, đoạn nhạc, thiết kế logo, bao bì, các băng rôn, xây dựng các chương trình quảng cáo tiếp thị... như một công việc nghệ thuật thực thụ vì nó liên quan tới nhiều yếu tố mang tính văn hoá. Công việc này đòi hỏi người thực hiện không những phải nhạy cảm với xu hướng, thị trường, kiến thức kinh doanh mà còn phải am hiểu về nghệ thuật, tập quán văn hoá để có những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích, thị hiếu, tập tục, tín ngưỡng, bản sắc văn hoá của từng nhóm người tiêu dùng, từng nước, từng dân tộc và từng nền văn hoá. Bên cạnh đó, những người làm công tác về thương hiệu phải có óc sáng tạo, nhanh nhạy, có những ý tưởng độc đáo, sâu sắc gây thiện cảm và thu hút được sự chú ý của các đối tượng mục tiêu.

Để hội đủ được các phẩm chất trên thì những người quản lý về thương hiệu của doanh nghiệp phải được đào tạo bài bản, hiện nay ở Việt Nam các trường đào

tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này rất hiếm và còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Cho nên trước mắt các doanh nghiệp phải tự khắc phục bằng cách đầu tư cho các cán bộ của mình được tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức trong nước hay quốc tế tổ chức, đi tìm hiểu khảo sát thực tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w